ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh vai gáy do thoái hóa cột sống cổ thể phong hàn thấp bằng phương pháp điện chân xoa bóp bấm huyệt tại Bệnh viện Đa khoa Mai Sơn (Trang 36 - 40)

3.1.1 Giới tính

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới

Nhận xét: Biểu đồ 3.1, có sự tương đồng giữa 2 nhóm. Trong số bệnh nhân nghiên cứu thì tỉ lệ bệnh nhân nữ là 80% cao hơn tỉ lệ bệnh nhân nam là 20%

3.1.2 Tuổi

Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi

Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy độ tuổi 50-59 có tỉ lệ đau vai gáy do THCSC cao nhất (49,6%), tiếp đó là độ tuổi 40-49 với 20,4%. Độ tuổi 70 và dưới 40 có tỉ lệ thấp (6,6% và 9,6%). Có sự tương đồng giữa 2 nhóm. Nam Nữ 20% 80% 0 10 20 30 40 50 <40 40 - 49 50 - 59 60 - 69 ≥70 Tỉ lệ % 20.4 49.6 13.7 6.6 9.6 Nhóm tuổi

31

3.1.3 Đặc điểm nghề nghiệp

Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm nghề nghiệp

Nhận xét: Trong số bệnh nhân nghiên cứu thì có sự tương đồng giữa 2 nhóm, tỉ lệ bệnh nhân lao động trí óc là 56,7% cao hơn tỉ lệ bệnh nhân lao động chân tay là 43,3%.

3.1.4 Vị trí đau

Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau trước điều trị

Nhận xét: Trước điều trị, 100% bệnh nhân có đau tại cột sống cổ với 96,7% lan ra vai. Đa số bệnh nhân có triệu chứng đau đầu vùng chẩm và đau lan ra cánh tay với tỉ lệ lần lượt là 60% và 56,7%. Ít bệnh nhân có triệu chứng đau lan xuống cẳng tay và cánh tay với tỉ lệ lần lượt là 13,3% và 6,7%. Giữa 2 nhóm có sự tương đồng.

56,7 43,3

Lao động trí óc Lao động chân tay

60 100 96.7 56.7 13.3 6.7 0 20 40 60 80 100 120 Đau đầu vùng chẩm Đau tại cột sống cổ Đau lan ra vai Đau lan xuống cánh tay Đau lan xuống cẳng tay Đau lan xuống ngón tay

vị trí đau

32

3.1.5 Các triệu chứng lâm sàng kèm theo

Biểu đồ 3.5: Phân bố bệnh nhân theo các triệu chứng lâm sàng kèm theo

Nhận xét: Giữa 2 nhóm có sự tương đồng. Triệu chứng LS kèm theo thường gặp nhất trong các BN nghiên cứu là mất ngủ chiếm 93,3%, tê bì chiếm 90% và đau đầu chiếm 80% trong tổng số bệnh nhân. Các triệu chứng thường gặp khác là hoa mắt chóng mặt với tỉ lệ 63,4% và ù tai, ve kêu trong tai với tỉ lệ 53,3%. Các triệu chứng đau ngực, nghẹn cổ vã mồ hôi ít gặp hơn chỉ chiếm lần lượt 6,7% và 10%.

3.1.6 Dấu hiệu X-quang

Bảng 3.1: Phân bố BN theo tổn thương trên phim X-quang cột sống cổ

Dấu hiệu X – quang Số lượng Tỷ lệ %

Mất đường cong sinh lý 18 30 Gai xương, mỏ xương 60 100 Mờ, hẹp khe liên đốt 8 13,3

Cầu xương 2 3,3

Đặc xương dưới sụn 34 56,7

Nhận xét: Giữa 2 nhóm có sự tương đồng. Tất cả các bệnh nhân THCSC nằm trong nghiên cứu có hình ảnh gai xương, mỏ xương trên phim X-quang. Các tổn thương thường gặp khác trên phim X-quang là đặc xương dưới sụn, và mất đường cong sinh lý với tỉ lệ là 56,7% và 30%. Chỉ có 2 bệnh nhân có hình ảnh cầu xương với tỉ lệ 3,3% và 13,3 % bệnh nhân có hình ảnh mờ hẹp khe liên đốt.

0 20 40 60 80 100

Đau đầu Hoa mắt, chóng mặt Ù tai, ve kêu trong tai Mất ngủ Tê bì Đau ngực Nghẹn cổ, vã mồ hôi Triệu chứng % 10 6,7 90 93,3 53,3 63,4 80,0

33

3.1.7 Mức độ bệnh

Biểu đồ 3.6: Phân bố bệnh nhân theo mức độ bệnh

Nhận xét: Đa số bệnh nhân bị đau vai gáy do THCSC ở mức độ vừa và nặng với tỉ lệ là 43,3% và 46,7%. Bệnh nhân ở mức độ nghiêm trọng chiếm 3,3% và bệnh nhân ở mức độ nhẹ chiếm 6,7%. Có sự tương đồng giữa 2 nhóm.

3.1.8 Thể bệnh theo YHCT

Biểu đồ 3.7: Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT

Nhận xét: Bệnh nhân thuộc thể phong hàn thấp tý kèm can thận âm hư có tỉ lệ 66,7% cao hơn, thể phong hàn thấp tý là 33,3%. Có sự tương đồng giữa 2 nhóm.

6,7% 43,3% 46,7% 3,3% Nhẹ Vừa Nặng Nghiêm trọng Phong hàn thấp tý Phong hàn thấp tý kèm can thận hư 66,7% 33,3%

34

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh vai gáy do thoái hóa cột sống cổ thể phong hàn thấp bằng phương pháp điện chân xoa bóp bấm huyệt tại Bệnh viện Đa khoa Mai Sơn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)