ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh vai gáy do thoái hóa cột sống cổ thể phong hàn thấp bằng phương pháp điện chân xoa bóp bấm huyệt tại Bệnh viện Đa khoa Mai Sơn (Trang 49 - 58)

TRỊ

* Vị trí đau

THCSC thường gồm bốn hội chứng chính là hội chứng cột sống cổ, hội chứng rễ thần kinh cổ, hội chứng động mạch đốt sống và hội chứng tủy [6], [4]. Hội chứng cột sống cổ bao gồm triệu chứng đau và co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ cấp hoặc mạn tính, triệu chứng đau tăng lên ở tư thế cổ thẳng hoặc cúi đầu kéo dài, lao động nặng hoặc thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh tương đương với thể phong hàn thấp tý trong YHCT; có điểm đau cột sống cổ; hạn chế vận động cột sống cổ [4]. Trong nghiên cứu này đau vùng cột sống cổ gặp ở tất cả các bệnh nhân. Đây là triệu chứng thường gặp thuộc hội chứng cột sống cổ (70% theo Hồ Hữu Lương) [6].

Hội chứng rễ thần kinh cổ đặc trưng bởi triệu chứng đau lan từ cổ ra vùng vai và đau đầu vùng chẩm. Triệu chứng này gặp ở 96,7% và 60% bệnh nhân trong nghiên cứu là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân khó chịu và phải

44

đi khám. Đau lan xuống cánh tay, cẳng tay, các ngón xuất hiện khi có hiện tượng kích thích rễ thần kinh đi ra từ tủy cổ, số bệnh nhân có triệu chứng đau lan xuống tay chiếm 56,7%.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy (2018) cho kết quả 85,5% BN có đau tại cột sống cổ, tỉ lệ đau lan ra vai và vùng chẩm lần lượt là 44,8% và 36,2%, tỉ lệ đau lan xuống cẳng tay và các ngón tay là 24,1% và 19,0%. Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Lan (2017) trên 60 BN lại cho tỉ lệ như sau: 100% BN có đau tại cột sống cổ và lan ra vai, 90% đau đầu vùng chẩm, 80% có đau lan xuống cánh tay, tỉ lệ BN có đau lan xuống cẳng tay và ngón tay lần lượt là 46,7% và 45%. Sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với hai tác giả trên có thể là do đặc điểm thu dung BN ở các nghiên cứu là khác nhau (về đặc điểm tuổi, mức độ bệnh).

* Các triệu chứng lâm sàng kèm theo

Nghiên cứu của chúng tôi đề cập đến bảy triệu chứng kèm theo đau vai gáy: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, ù tai, tê bì, đau ngực, nghẹn cổ, vã mồ hôi. Bốn triệu chứng đầu tiên nằm trong hội chứng giao cảm cổ sau. Các triệu chứng trên thường gặp ở bệnh nhân THCSC: nhức đầu hoặc đau đầu vùng chẩm từng cơn, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mất ngủ, loạn cảm thành sau họng, nuốt vướng hoặc đau [6], [4],.

Mất ngủ và tê bì là hai triệu chứng thường gặp nhất. Gần như tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều than phiền về 2 triệu chứng này với tỉ lệ 93,3% có triệu chứng mất ngủ và 90% có triệu chứng tê bì.

Các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai cũng xuất hiện với tỉ lệ cao (đau đầu chiếm 80%, hoa mắt chóng mặt chiếm 63,4% và ù tai chiếm 53,3%) gây khó chịu nhiều cho bệnh nhân. Hai triệu chứng đau ngực và nghẹn cổ, vã mồ hôi xuất hiện với tỉ lệ thấp hơn (6,7% và 10% bệnh nhân).

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy [15] và Nguyễn Tuyết Lan [14] về mức độ phổ biến của các triệu chứng lâm sàng kèm theo.

45

* Hình ảnh X-quang cột sống cổ

Đặc điểm riêng của cấu tạo giải phẫu và sinh lý cột sống cổ phù hợp với chức năng. Hình ảnh tổn thương trên X-Quang cột sống cổ thường có liên quan đến các triệu chứng lâm sàng.

Với hai tư thế chụp X-quang cột sống cổ thẳng và nghiêng, nghiên cứu của chúng tôi thu được mức độ phổ biến của các hình ảnh tổn thương trên X- quang như sau: gai xương, mỏ xương xuất hiện ở 100% bệnh nhân, đặc xương dưới sụn ở 56,7% bệnh nhân, mất đường cong sinh lý gặp ở 30%, mờ hẹp khe liên đốt sống và cầu xương xuất hiện với tỉ lệ thấp với 13,3% và 3,3%.

Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây: Trần Tử Phú, Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Tuyết Lan cũng cho rằng hình ảnh X-quang thường gặp nhất là gai xương và mỏ xương: 100% ở nghiên cứu của Trần Tử Phú và Nguyễn Tuyết Lan, 94,4% ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy [15], [14].

* Đặc điểm lâm sàng theo YHCT

Theo lý luận YHCT, đau vai gáy do THCSC thuộc phạm vi chứng tý.. Căn cứ vào nguyên nhân, tính chất, chứng trạng, diễn biến kinh mạch bị bệnh có thể chia đau vai gáy do THCSC thành các thể lâm sàng là thể phong hàn thấp tý, thể huyết ứ, thể thấp nhiệt và thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư. Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn đối tượng thuộc hai nhóm phong hàn thấp tý và phong hàn thấp tý kèm can thận hư.

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi với 30 bệnh nhân nhóm nghiên cứu, trong đó 80% bệnh nhân là nữ, và lứa tuổi chiếm đa số là trên 50 tuổi, là thời điểm mà công năng hai tạng can, thận đã bắt đầu suy giảm nên chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân thuộc vào thể bệnh thứ hai là phong hàn thấp tý kèm can thận hư (66,7%). Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu thường có nhiều triệu chứng lâm sàng kèm theo như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau ngực…là các triệu chứng thuộc về can thận hư.

46

4.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

* Hiệu quả giảm đau theo vị trí đau

Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn phương pháp điện châm kết hợp XBBH với công thức huyệt được lựa chọn theo phác đồ điều trị đau vai gáy do THCSC bao gồm các huyệt:

- A thị huyệt (cục bộ thủ huyệt): là các điểm đau trong khi có bệnh, thầy thuốc có thể phát hiện được khi thăm khám, hoặc bệnh nhân tự nói và chỉ điểm và huyệt được chọn tại các điểm ấn đau nhất của vùng bị bệnh. Ở bệnh nhân đau vai gáy, ta thường tìm thấy điểm đau ở tại cột sống hoặc ở hai bên cột sống; tại những điểm kích thích này có thể thấy có sự co cứng cơ. Khi tác dụng vào huyệt sẽ tạo ra cung phản xạ tại chỗ mới dập tắt cung phản xạ bệnh lý và thông qua đó cắt các cơn đau, giải phóng sự co cơ.

- Lân cận thủ huyệt: Phong trì, đại chùy, đại trữ, kiên tỉnh, kiên ngung, thiên tông, hoa đà giáp tích, cách du, khúc trì. Đây là những huyệt nằm ở vùng vai gáy và cánh tay, có thể trùng với A thị huyệt, cũng có thể coi là những huyệt tại chỗ. Tác động của điện châm lên các huyệt trên có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ thống, làm khí huyết lưu thông trong kinh mạch được lưu lợi hơn, nhu dưỡng tốt hơn nên cũng cải thiện triệu chứng tê bì (theo biện chứng của YHCT là do khí huyết kém nuôi dưỡng mà thành).

- Viễn bộ thủ huyệt: Nghiên cứu của chúng tôi có chọn hai huyệt hợp cốc và lạc chẩm là những huyệt nằm xa nơi bị bệnh tuy nhiên lại có tác dụng điều trị triệu chứng vùng vai gáy. Huyệt hợp cốc là huyệt nguyên của kinh Thủ dương minh Đại trường (một trong sáu kinh dương đi qua vùng vai gáy), chủ về đầu mặt cổ nên ngoài tác dụng tại chỗ còn có tác dụng toàn thân chữa các chứng trạng tại vùng đầu mặt cổ, ngoài ra có tác dụng khu phong, thanh nhiệt nên trong trường hợp này vừa có tác dụng khu tán phong tà gây đau vùng vai gáy còn có thể cải thiện các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, ù tai, rối loạn

47

giấc ngủ,… Huyệt Lạc chẩm là huyệt ngoài kinh có tác dụng toàn thân là chữa đau cứng cổ gáy, làm cho vùng cổ gáy được nhẹ nhàng, cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm đau nên mới có cái tên Lạc chẩm.

Cái gốc của bệnh là chính khí trong cơ thể gồm bốn mặt âm, dương, khí, huyết hư yếu nên ngoại tà dễ dàng xâm phạm gây nên triệu chứng đau âm ỉ, thường xuyên và dễ dàng tái phát. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các huyệt tại chỗ nhằm mục đích khu phong, tán hàn, trừ thấp và hành khí hoạt huyết để giảm đau, tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, điều trị phần tiêu khi bệnh nhân đang đau cấp phải nhập viện. Điều trị phần bản là bồi bổ chính khí cũng vô cùng quan trọng đặc biệt để giải quyết tình trạng tái phát của bệnh. Điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có thể bổ hư tuy nhiên để tăng tác dụng nên kết hợp với biện pháp điều trị dùng thuốc và phải điều trị lâu dài nên trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chưa thể áp dụng.

Sau 20 ngày điều trị, triệu chứng đau tại các vị trí đều giảm. Từ 100%, sau điều trị còn 30% bệnh nhân bị đau tại cột sống cổ. Có 4 bệnh nhân còn đau đầu vùng chẩm và 6 bệnh nhân đau lan ra vai sau điều trị so với 18 và 29 bệnh nhân lúc trước điều trị. Sau điều trị, không còn bệnh nhân nào bị đau lan xuống cẳng tay và ngón tay, còn 3 bệnh nhân bị đau lan xuống cánh tay. Như vậy với tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, phương pháp của chúng tôi đã làm cải thiện triệu chứng đau ở tất cả các vị trí.

* Mức độ cải thiện các triệu chứng lâm sàng kèm theo

Hầu hết các triệu chứng lâm sàng gặp ở các bệnh nhân thuộc hội chứng giao cảm cổ - hội chứng động mạch đốt sống và hội chứng rễ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, ù tai và ve kêu trong tai, vã mồ hôi, tê bì. Huyệt Hợp cốc thuộc Kinh Dương Minh Đại Trường tác dụng theo đường kinh ngoài tác dụng điều trị đau nhức khớp cánh tay, vai, cẳng tay còn có tác dụng điều trị ù tai, hoa mắt chóng mặt, váng đầu. Động tác vận động kéo giãn cột sống cổ bằng tay ngoài làm tăng mức độ dẻo dai, tăng biên độ vận động của cột sống cổ còn có tác dụng làm mở nhẹ các khe liên đốt do đó làm giảm chèn ép vào

48

rễ thần kinh và động mạch sống nền làm giảm các triệu chứng gây ra bởi hội chứng động mạch đốt sống và hội chứng rễ thần kinh.

Sau 20 ngày điều trị, số lượng bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, tê bì đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p<0,05.

* Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS

Các tác giả đều cho rằng đau trong THCSC là triệu chứng lâm sàng sớm nhất và là lý do chính khiến bệnh nhân phải vào viện.

Trước điều trị số bệnh nhân NNC có mức đau vừa hoặc đau nhiều là 28 (93,3%), sau 20 ngày điều trị không còn bệnh nhân đau vừa hoặc đau nhiều.

Trước điều trị chỉ có 2 bệnh nhân NNC (6,7%) không đau hoặc đau ít và con số này là 30 (100%) sau 20 ngày điều trị.

Điểm VAS trung bình trước điều trị là 4,69 ± 0,93, và sau 20 ngày điều trị chỉ còn 0,72 ± 0,41. Sự khác biệt về điểm VAS trung bình tại các thời điểm là có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Như vậy, sau điều trị triệu chứng đau được cải thiện rõ rệt, hầu hết bệnh nhân ở mức độ đau nhẹ hoặc không đau. Sự cải thiện mức độ đau có liên quan đến thời gian của liệu trình điều trị, điểm VAS trung bình sau 20 ngày điều trị thấp hơn sau 10 ngày điều trị với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Theo YHCT, đau là do bế tắc (thống tắc bất thông). Phương pháp điện châm kết hợp XBBH có tác dụng thông kinh hoạt lạc nên có tác dụng giảm đau (thông tắc bất thống). Nghiên cứu này của chúng tôi cũng chỉ ra tác dụng này.

Nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Lan sử dụng phương pháp cấy chỉ trên 30 BN so sánh với nhóm đối chứng 30 BN sử dụng phương pháp điện châm cho kết quả về điểm VAS trung bình tại các thời điểm trước điều trị và sau 30 ngày điều trị lần lượt như sau: nhóm điện châm là 5,78 ± 1,28 và 1,53 ± 0,84; nhóm cấy chỉ là 6,33 ± 1,15 và 1,80 ± 0,73, và không có sự khác biệt giữa hai nhóm [14].

49

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy sử dụng phương pháp hồng ngoại, kéo giãn cột sống cổ kết hợp với vận động trị liệu trên 58 BN trong vòng 20 ngày và đánh giá kết quả tại thời điểm sau điều trị 10 ngày và 20 ngày cho thấy: Trước điều trị, đa số BN đau vừa hoặc đau nhiều (89,7%); sau 10 ngày, đa số BN đau ít (43,1%) hoặc không đau (22,4%); và sau 20 ngày điều trị, đa số BN không đau (70,7%) [15].

So sánh hiệu quả giảm đau của các phương pháp điều trị trên với phương pháp của chúng tôi cho thấy tất cả các phương pháp đều có hiệu quả cải thiện mức độ đau. Tuy nhiên nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Lan tiến hành với thời gian dài hơn cho kết quả tốt hơn.

* Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ

Tầm vận động cột sống cổ được đánh giá qua sự cải thiện của sáu động tác: gấp, duỗi, nghiêng trái, nghiêng phải, xoay trái, xoay phải. Đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ ở mức ít hoặc vừa (28 bệnh nhân tương ứng 93,3%).

Trước điều trị, số bệnh nhân bị hạn chế tầm vận động cột sống cổ ở mức vừa hoặc nhiều là 18 chiếm 60%, và 0% ở ngày thứ 20.

Có 12 bệnh nhân (40%) không có hạn chế tầm vận động hoặc hạn chế ít tại thời điểm trước khi điều trị và sau 20 ngày có 100% bệnh nhân có mức độ hạn chế ít hoặc không hạn chế. So sánh với tác giả Nguyễn Thị Thủy thấy hiệu quả tương đương với nghiên cứu của chúng tôi về hiệu quả cải thiện tầm vận động khớp khi sau 20 ngày điều trị có 100% BN không bị hạn chế hoặc bị hạn chế mức độ ít.

Điểm trung bình mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ tại hai thời điểm trước điều trị và sau điều trị 20 ngày lần lượt là 7,37 ± 2,86 và 0,81 ± 1,53. Sự khác biệt về mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ tại hai thời điểm này là có ý nghĩa thống kê với p<0,01. So sánh với hiệu quả cải thiện tầm vận động khớp của phương pháp cấy chỉ trong nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Lan thấy điểm VAS trung bình sau 30 ngày điều trị là 3,87± 5,79 (cao

50

hơn so với 0,81 ± 0,53 là điểm VAS trung bình sau 20 ngày điều trị điện châm kết hợp XBBH). Tuy nhiên không thể khẳng định phương pháp của chúng tôi hiệu quả hơn bởi mức độ hạn chế tầm vận động của BN trong nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Lan tại thời điểm trước điều trị lớn hơn và thời điểm đánh giá trong nghiên cứu của chúng tôi sớm hơn.

Như vậy phương pháp điều trị này có tác dụng trong việc cải thiện tầm vận động cột sống cổ. Điều này có thể lý giải là do phương pháp điện châm kết hợp XBBH có tác dụng giảm đau, giảm mệt mỏi, giãn cơ đồng thời tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng làm tăng cường sinh sợi cơ và sức mạnh của các nhóm cơ nên vận động cột sống cổ được linh hoạt và dễ dàng hơn với biên độ cải thiện. Biên độ vận động cột sống cổ cũng tăng theo mức độ giảm đau theo thang điểm VAS.

* Hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày theo bộ câu hỏi NPQ

Trong đau vai gáy do THCSC, đau, hạn chế tầm vận động cột sống cổ và các triệu chứng kèm theo khác như mất ngủ, tê bì không những khiến người bệnh khó chịu mà còn ảnh hưởng hạn chế đến sinh hoạt và lao động thường ngày của người bệnh. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng đó chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi NPQ. Bộ câu hỏi gồm 8 chức năng sinh hoạt hàng ngày bao gồm cường độ đau, giấc ngủ, dị cảm, thời gian kéo dài triệu chứng, mang xách đồ vật, đọc và xem tivi, làm việc nhà và tham gia hoạt động xã hội.

Bảng 3.6 cho thấy trước điều trị đa số các bệnh nhân bị ảnh hưởng vừa và nhiều 27 bệnh nhân ( 90%) và sau 20 ngày là 3 bệnh nhân (10%).

Trước điều trị chỉ có 2 bệnh nhân (6,7%) bị ảnh hưởng ít, không có

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh vai gáy do thoái hóa cột sống cổ thể phong hàn thấp bằng phương pháp điện chân xoa bóp bấm huyệt tại Bệnh viện Đa khoa Mai Sơn (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)