Tập luyện phục hồi chức năng sau mổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị vết thương bàn tay tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn năm 2020 2021 (Trang 28)

Tập luyện phục hồi chức năng sau mổ là rất quan trọng có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn ở vùng bàn tay và tăng cường dẫn lưu máu về tĩnh mạch, qua đó có tác dụng chống phù nề, giúp cho quá trình liền sẹo vết thương được thuận lợi.

Nguyên tắc là tập luyện sớm sau mổ, chương trình luyện tập phù hợp với thương tổn. Mục đích của luyện tập nhằm phục hồi tối đa lại chức năng bàn tay, đưa người bệnh sớm trở lại hoạt động sống.

29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân được điều trị nội trú vết thương bàn tay được phẫu thuật tại Khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn.

Tất cả đều có đầy đủ hồ sơ, bệnh án với các tiêu chuẩn đầy đủ:  Thủ tục hành chính.

 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.  Cách thức phẫu thuật.

 Tình trạng sau mổ, tình trạng ra viện.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu mô tả lâm sàng.

2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ 01/2020 đến hết 06/2021

Địa điểm: Khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn

2.4. Các tiêu chí nghiên cứu

2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Tuổi - Giới

- Nghề nghiệp

- Nguyên nhân gây tổn thương

2.4.2. Tiêu chí nghiên cứu vết thương

2.4.2.1. Lâm sàng

- Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật - Hình thái và tính chất tổn thương:

+ Vị trí: tay tổn thương, mặt tổn thương + Mức độ tổn thương

+ Tình trạng nền tổn khuyết (nhiễm khuẩn; lộ gân, xương, khớp)

+ Tổn thương gân gấp, gân duỗi, xương bàn - ngón tay, mạch máu - thần kinh ...

30 - Phân loại vết thương bàn tay:

+ Vết thương rách da đơn thuần

+ Vết thương đơn giản (đứt gân, vết thương khớp, gãy xương hở độ I, khuyết phần mềm đơn giản)

+ Vết thương phức tạp + Vết thương đứt dời 2.4.2.2. Cận lâm sàng - XQ bàn tay - Các xét nghiệm cơ bản 2.4.3. Phương pháp điều trị

Tùy theo loại tổn thương mà chúng tôi có xử trí phù hợp: - Nối gân: gấp, duỗi

- Kết hợp xương

- Nối thần kinh - mạch máu

- Sử dụng các phương pháp tạo hình che phủ khuyết da

2.4.4. Diễn biến quá trình điều trị

- Diễn biến sau mổ - Biến chứng 2.4.5. Kết quả điều trị - Liền vết thương - Chức năng bàn tay - Thẩm mỹ 2.5. Đánh giá kết quả

Vết thương bàn tay là lĩnh vực nghiên cứu rộng, đề tài nghiên cứu của chúng tôi có tính chất tổng hợp nên chúng tôi chỉ đánh giá kết quả điều trị trên ba tiêu chuẩn:

- Liền vết thương - Thẩm mỹ

Các đánh giá riêng rẽ từng loại tổn thương sẽ không áp dụng cho nghiên cứu này.

31

2.5.1. Liền vết thương

Kết quả liền vết thương được chia làm ba mức độ: - Liền vết thương kỳ đầu

- Liền vết thương kỳ hai

- Liền vết thương do can thiệp bổ xung Liền vết thương kỳ đầu

Khi vết thương gọn sạch, được xử trí sớm và đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật, được khâu kín kỳ đầu, hai bờ miệng vết thương áp sát vào nhau, không bị viêm nhiễm, không có hoại tử tổ chức.

Quá trình mô hóa ở lớp biểu bì hoàn thành trong 6 đến 8 ngày, như vậy vết thương liền ngay ở kỳ đầu. Mức độ liền chắc của 2 mép và vết thương cũng đạt kết quả cao ở ngày thứ 5, thứ 7.

Liền vết thương kỳ hai

Khi vết thương tổn thương nhiều tổ chức, hai bờ miệng vết thương cách xa nhau, bị nhiễm khuẩn thì quá trình liền vết thương sẽ diễn biến dài hơn, nếu thể tích thương tổn lớn thì cơ thể phải huy động các nguồn dự trữ đến để bảo vệ và tái tạo vết thương. Quá trình này trải qua 3 giai đoạn sinh học:

- Giai đoạn viêm (Giai đoạn tự tiêu, giai đoạn dị hoá)

- Giai đoạn tăng sinh (Giai đoạn đồng hoá, giai đoạn collagen) - Giai đoạn tái tạo tổ chức (Giai đoạn tái lập mô collagen) Liền vết thương do can thiệp

Là biến chứng sau mổ gây nên tình trạng hoại tử da và tổ chức dưới da rộng có thể làm lộ gân, xương mà không thể để liền sẹo tự nhiên hay tình trạng nhiễm trùng lan tỏa buộc phải can thiệp phẫu thuật lại mới liền được vết thương.

2.5.2. Thẩm mỹ

Bàn tay là một bộ phận của cơ thể tham gia vào hoạt động giao tiếp nên yếu tố thẩm mỹ sau phẫu thuật vết thương bàn tay là cần được lưu tâm. Tuy nhiên rất khó đánh giá được kết quả thẩm mỹ do không có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể. Đồng thời, quan điểm về thẩm mỹ của từng bệnh nhân là khác nhau.

32

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá kết quả thẩm mỹ dựa trên ý kiến của người bệnh là có hài lòng hay không hài lòng.

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được ghi lại trong mẫu thu thập số liệu và xử lý theo chương trình tính toán SPSS.

33

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 96 bệnh nhân trong thời gian từ tháng 1/2020 đến 6/2021 chúng tôi nhận được kết quả như sau:

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Phân bố theo giới tính

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính

Nhận xét: Trong số 96 bệnh nhân nghiên cứu có 43 nam (44,8%), 53 nữ (55,2%). Số bệnh nhân nữ gặp trong nghiên cứu nhiều hơn số bệnh nhân nam.

3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi

Nhận xét: Nhóm tuổi gặp nhiều nhất trong nghiên cứu là độ tuổi từ 17 – 59 tuổi có 74 (77,1%) bệnh nhân. Tuổi nhỏ nhất là 3 tuổi, tuổi lớn nhất là 80 tuổi, tuổi trung bình là 37 ± 1,77 tuổi.

44.8% (43) 55.2%

(53) Nam

Nữ

≤ 16 tuổi 17 - 59 tuổi ≥ 60 tuổi

13.5%(13) (13) 77.1% (74) 9.4% (9)

34

3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp

Biểu đồ 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp

Nhận xét: Trong nghiên cứu gặp nhiều nhất là bệnh nhân làm nghề Nông dân có 83 bệnh nhân chiếm 86,5%.

3.1.4. Phân bố theo nguyên nhân gây vết thương bàn tay

Biểu đồ 3.4. Nguyên nhân gây vết thương bàn tay

Nhận xét: Nguyên nhân tai nạn lao động gặp nhiều nhất với 82 bệnh nhân chiếm 85,4%; Lý do gặp nhiều nhất của nguyên nhân TNLĐ là tai nạn do máy thái rau có 46 bệnh nhân.

Nông dân CN - VC Khác 86.50% (83) 1% (1) 12.50% (12) TNLĐ TNSH TNGT 46 9 5 11 25 Máy thái rau 85,4% 9,4% 5,2%

35

3.1.5. Mối liên quan giữa giới tính và nguyên nhân gây vết thương bàn tay

Bảng 3.1. Mối liên quan giữa giới tính và nguyên nhân gây vết thương bàn tay

Nguyên nhân Tổng TNLĐ TNSH TNGT Giới tính Nam 34 7 2 43 Nữ 48 2 3 53 Tổng 82 9 5 96

Nhận xét: Nguyên nhân tai nạn lao động đối với giới tính nữ gặp nhiều nhất với 48 bệnh nhân chiếm 50%

3.2. Đặc điểm lâm sàng

3.2.1. Thời gian từ khi tai nạn đến khi đến viện.

Biểu đồ 3.5. Thời gian từ khi tai nạn đến khi đến viện.

Nhận xét: Có 88 (91,7%) bệnh nhân đến viện trong thời gian trước 60 phút; Có 1 bệnh nhân sau tai nạn sau 16 giờ sau mới đến viện khám và điều trị.

≤ 60 phút 60 - 360 phút > 360 phút 91.70% (88) 7.30% (7) 1% (1)

36

3.2.2. Phân loại chung vết thương bàn tay

Biểu đồ: 3.6. Phân loại chung vết thương bàn tay.

Nhận xét: Vết thương đứt rời gặp nhiều nhất trong nghiên cứu với 58 bệnh nhân chiếm 60,4%; Vết thương vùng gan bàn tay gặp ít nhất với 4 bệnh nhân chiếm 4,2%.

3.2.3. Phân bố tay bị tổn thương

Biểu đồ 3.7. Tay bị tổn thương

Nhận xét: Trong nghiên cứu VTBT gặp nhiều hơn ở tay trái với 59 bệnh nhân chiếm 61,5% 60.40% (58) 4.20% (4) 24% (23) 11.40% (11)

VT đứt rời VT vùng gan tay VT vùng mu tay VT phối hợp

Tay phải 38% (37) Tay trái 61.5% (59)

37

3.2.4. Phân vùng vết thương đứt rời

Biều đồ 3.8. Phân vùng vết thương đứt rời

Nhận xét: Vùng I có gặp vết thương đứt rời nhiều nhất với 48 bệnh nhân chiếm 82,8%; Vùng III có 1 trường hợp chiếm 1,7%; Không có vết thương đứt rời bàn tay vùng IV, V.

3.2.5. Ngón tay bị tổn thương trong vết thương bàn tay.

Bảng 3.2. Ngón tay bị tổn thương trong vết thương bàn tay

Ngón n % Ngón n % 1 3 3,3 3 13 14,1 1,2 1 1,1 3,4 7 7,6 2 33 35,9 4 4 4,3 2,3 9 9,8 4,5 1 1,1 2,3,4 12 13 5 7 7,6 2,3,4,5 1 1,1 Tổng 92 100 2,5 1 1,1

Nhận xét: Trong tổng số 92 bệnh nhân có tổn thương ngón tay gặp tổn thương ngón 2 đơn thuần nhiều nhất với 33 bệnh nhân chiếm 35,9%; Tổn thương 4 ngón 2,3,4,5 cùng lúc gặp 1 bệnh nhân chiếm 1,1%.

Vùng I Vùng II Vùng III 82.80% (48) 15.50% (9) 1.70% (1)

38

3.2.6. Các trường hợp vết thương bàn tay có tổn thương gân

Biểu đồ 3.9. Vết thương bàn tay có tổn thương gân

Nhận xét: Trong số 36 bệnh nhân tổn thương gân duỗi gặp nhiều hơn với 24 trường hợp chiếm 66,6%

3.2.7. Phân vùng vết thương gân duỗi

Bảng 3.3. Phân vùng vết thương gân duỗi

Ngón Vùng 1 2 2,3 2,3,4 3 4 5 Tổng I 1 1 II 1 1 1 1 1 5 III 1 1 1 3 IV 1 1 V 7 2 9 VI 2 1 1 1 5 Tổng 3 12 2 2 3 1 1 24

Nhận xét: Trong tổng số 24 bệnh nhân tổn thương gân duỗi gặp nhiều nhất tổn thương vùng V gặp 9 bệnh nhân chiếm 37,5%; Tổn thương gân duỗi đồng thời 3 ngón 2,3,4 gặp 2 bệnh nhân ở vùng II, vùng III.

Gân gấp 5,6% (2) Gân duỗi 66,6% (24) Cả hai 27,8% (10)

39

3.2.8. Các trường hợp có khuyết phần mềm

Biểu đồ 3.10. Các trường hợp có khuyết phần mềm

Nhận xét: Trong nghiên cứu gặp 61 bệnh nhân có khuyết phần mềm chiếm 63,5% các trường hợp vết thương bàn tay.

3.2.9. Tình trạng vết thương lúc đến viện Bảng 3.4. Tình trạng vết thương lúc đến viện Tình trạng vết thương n % Dập nát 18 18,8 Gọn 39 40,6 Nham nhở, bẩn 26 26,1 Thái lát 13 13,5 Tổng 96 100

Nhận xét: Tình trạng vết thương gọn gặp nhiều nhất trong nghiên cứu chiếm 40,6%; Vết thương ngón tay thái lát gặp 13 bệnh nhân chiếm 13,5%.

Có khuyết PM 63.5% (61) Không khuyết

PM 36.5% (35)

40

3.2.10. Liên quan giữa nguyên nhân và tình trạng vết thương

Bảng 3.5. Liên quan giữa nguyên nhân và tình trạng vết thương

Nguyên nhân Tổng TNLĐ TNSH TNGT Tính chất vết thương Dập nát 12 4 2 18 Gọn 35 4 0 39 Nham nhở, bẩn 22 1 3 26 Thái lát 13 0 0 13 Tổng 82 9 5 96

Nhận xét: Tai nạn lao động thì tạo ra nhiều hình thái vết thương, nhất là lý do do máy thái rau sẽ có vết thương đặc trưng là thái lát.

3.3. Phương pháp điều trị

Bảng 3.6. Phương pháp điều trị

Phương pháp n %

Khâu bao khớp 2 2,08

Găm đinh + khâu VT 3 3,13

Bảo tồn 4 4,17

Tháo ngón 5 5,21

Nối gân + Khâu VT 6 6,25

Tạo mỏm cụt + Khâu VT 14 14,58

Nối gân 20 20,83

Mỏm cụt 42 43,75

Tổng 96 100

Nhận xét: Phương pháp tạo mỏm cụt ngón được áp dụng nhiều nhất đối với các vết thương ngón bị cắt cụt chiếm 56 bệnh nhân; Nối gân đứng thứ 2 với 26 bệnh nhân.

41

3.4. Biến chứng sau mổ

Biểu đồ 3.11. Biến chứng sau mổ

Nhận xét: Trong nghiên cứu gặp 4 bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng mỏm cắt sau mổ chiếm 4,1%.

3.5. Kết quả điều trị

3.5.1. Liền vết thương

Biểu đồ 3.12. Kết quả liền vết thương

Nhận xét: Liền vết thương kỳ đầu trong nghiên cứu gặp 81 bệnh nhân chiếm 84,4%; Liền vết thương do khâu lại có 4 bệnh nhân chiếm 4,1%.

Không 95.9% (92) Nhiễm trùng

4.1% (4)

Liền VT kỳ đầu Liền VT kỳ hai Liền VT do can thiệp 4.10% (4) 11.50% (11) 84.40% (81)

42

3.5.2. Kết quả thẩm mỹ

Biểu đồ 3.13. Kết quả thẩm mỹ

Nhận xét: Chúng tôi thực hiện đánh giá được 40 bệnh nhân về kết quả thẩm mỹ được đánh giá dựa trên ý kiến của bệnh nhân qua đó bệnh nhân hài lòng có 30 bệnh nhân chiếm 75%.

3.5.3. Thời gian nằm viện

Biểu đồ 3.14. Thời gian nằm viện

Nhận xét: Thời gian nằm viện ngắn nhất trong nghiên cứu là 4 ngày, thời gian nằm viện dài nhất là 17 ngày, thời gian nằm viện trung bình là 8,9 ± 2,6 ngày. 75% (30) 25% (10) Hài lòng Chưa hài lòng 77.10% (74) 21.90% (21) 1% (1)

43

Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu

4.1.1. Phân bố giới tính

Trong nghiên cứu của chúng tôi phân bố theo giới tính được thể hiện ở biểu đồ 3.1 trong đó nam có 43 bệnh nhân chiếm 44,8%; giới tính nữ 53 bệnh nhân chiếm 55,2%; như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ gặp cao hơn số bệnh nhân nam.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Hùng Thế năm 2010 ở bệnh viện Xanh Pôn, giới tính chủ yếu là nam giới, chiếm 85%, gấp 5 lần nữ giới. Nghiên cứu của Hoàng Ngọc Sơn [7] nam chiếm 89,7%, Vũ Bá Cương nam chiếm 86%, Ðào Văn Giang nam chiếm 94%. Các tác giả đều có quan điểm rằng nam giới là lực lượng chính tham gia lao động, đặc biệt là các công việc lao động liên quan tới máy móc. Đây là những công việc lao động nặng, đòi hỏi nhiều sức lực, có nguy cơ cao bị VTBT như máy cưa, máy dập…dẫn đến tỉ lệ bị VTBT ở nam giới tăng cao.

4.1.2. Phân bố nhóm tuổi

Chúng tôi phân loại tuổi của bệnh nhân theo các nhóm khác nhau cho phù hợp với chức năng tâm sinh lý cũng như đặc điểm hoạt động xã hội, qua biểu đồ 3.2 chúng tôi nhận thấy: lứa tuổi có tỷ lệ cao nhất là độ tuổi lao động (17-59 tuổi) chiếm 77,1%. Tuổi cao nhất là 80 (1 trường hợp) và tuổi thấp nhất là 2 (1 trường hợp). Tuổi trung bình là 37 ± 1,77 tuổi.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Ngọc Sơn [7] nhóm tuổi 14-60 chiếm 87,1%, tuổi trung bình là 27. Theo Lưu Danh Huy [2] nhóm tuổi 14-60 chiếm 99% và tuổi trung bình là 31.

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 3 tuổi, bệnh nhân này quá trình xảy ra bệnh lý rất đặc biệt: Đó là người anh 5 tuổi ở nhà chơi với em 3 tuổi, sau đó lấy dao ra chơi và bảo em đưa ngón tay ra kê lên khúc gỗ chặt thử xem có chảy máu không, sau đó ngón 2 tay trái của em đã đứt rời và

44

không được mang đến viện. Qua tình huống trên phải hết sức cảnh giác việc quản lý các cháu bé trách tình huống đáng tiếc hơn xảy đến.

4.1.3. Nghề nghiệp

Trong nghiên cứu của chúng tôi phân bố theo nghề nghiệp thể hiện ở biểu đồ 3.3 bệnh nhân là Nông dân có 83 bệnh nhân chiếm 86,5%. Điều này là dễ hiểu vì trên địa bàn huyện Mai Sơn người làm nghề nông nghiệp và chăn nuôi chiếm đa số trong cơ cấu nghành. Nhóm nghề nông dân thường hay tiếp xúc với dụng cụ làm nông nghiệp sắc nhọn, hoặc nguy hiểm do không sử dụng đúng cách như máy cưa, máy thái chuối...

Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hùng Thế (2010) đối tượng công nhân, thợ thủ công bị VTBT chiếm tỷ lệ cao nhất 54%. Tác giả cho rằng đây là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với nguy cơ gây tai nạn lao động do máy móc, hay công việc phải tiếp xúc với vật sắc nhọn, không được hướng dẫn và trang bị bảo hộ lao động hợp lý.

4.1.4. Nguyên nhân gây vết thương bàn tay

Nguyên nhân gây VTBT được thể hiện ở biểu đồ 3.4 nhận thấy nguyên nhân do tai nạn lao động gặp nhiều nhất với 82 bệnh nhân chiếm 85,4%; nguyên nhân TNSH có 9 bệnh nhân chiếm 9,4%; TNGT gặp ít nhất có 5 bệnh nhân chiếm 5,2%. Trong nghiên cứu của chúng tôi còn phân định thêm lý do của tai nạn lao động trong đó lý do hàng đầu dẫn đến TNLĐ là do vận hành máy thái rau không an toàn gặp 46/82/96 trong tổng các trường hợp nghiên cứu. Do các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị vết thương bàn tay tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn năm 2020 2021 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)