4.3.1. Với vết thương có tổn thương gân
Chúng tôi thực hiện nối gân thì đầu cho kết quả tốt. Kết quả có 26 trường hợp bệnh nhân phải thực hiện khâu nối gân; trong đó có 24 trường hợp nối gân duỗi, 2 trường hợp nối gân gấp vùng II. Kết quả này giống với nghiên cứu của Hoàng Ngọc Sơn [7].
51
Có nhiều cách khâu nối gân khác nhau, với nối gân gấp chúng tôi sử dụng phương pháp nối gân kiểu Kessler cải tiến bằng chỉ Dafilon 3/0 – 4/0 có tăng cường thêm đường khâu vắt bên ngoài. Đây là phương pháp nối không phức tạp, an toàn và có kết quả cao hay được các tác giả áp dụng.
Với nối gân duỗi, chúng tôi sử dụng kiểu khâu chữ U cho tổn thương gân duỗi nằm dưới khớp bàn ngón và sử dụng phương pháp Kessler cải tiến cho tổn thương nằm trên khớp bàn ngón.
Vùng II của gân gấp được coi là vùng “No man’s land”, nơi đây có bao gân và các gân gấp trượt trong ống bao trật hẹp này. Vì vậy nếu sẹo khâu gân phình to hoặc xơ dính thì gân sẽ không trượt được. Nối gân cũng có tác dụng làm cho chi vững hơn và chi được giữ thẳng trục, về tư thế cơ năng. Nếu tổn thương dập nát mà xương cắt ngắn nhiều, có thể cắt ngắn bớt gân nhằm đảm bảo bờ gân gọn, tạo điều kiện cho liền gân.
4.3.2. Xử lý vết thương đứt rời
Trong tổng số 58 bệnh nhân đứt dời, đứt dời vùng I là chiếm đa số (82,8%). Đây là vùng có chỉ định chính là tạo hình che mỏm cụt hoặc trồng lại búp ngón (nếu còn phần rời).
Với các trường hợp vết thương đứt rời chúng tôi gặp thì đa số các trường hợp không còn giữ lại được phần đã đứt rời do người bệnh không tìm được phần đứt rời đã lẫn trong máy thái rau, còn các trường hợp thái lát thì phần mềm đã không thể sử dụng để che phủ vết thương. Đối với vết thương vùng I với các hình thái khuyết hổng da mặt gan tay chúng tôi cố gắng cắt lọc và khâu kín da, một số trường hợp chúng tôi sử dụng vạt Venkataswami vạt da hình tam giác ở mặt gan ngón tay, đáy là mặt khuyết, hai cạnh bên một cạnh dài hơn cạnh kia, cạnh thẳng đứng dọc theo đường giữa bên của ngón tay. Vạt được cấp máu từ bó mạch búp ngón nằm trong mô dưới da. Vạt được chuyển, trượt lên đầu búp ngón phủ khuyết, áp dụng trong các trường hợp khuyết phần mềm chột búp ngón tay.
Với các trường hợp đứt rời ngón tay vùng II, III chúng tôi cố gắng không làm ngắn lại ngón tay trừ trường hợp không còn cách khác, gân gấp sâu thường không phải xử lý gì đối với vết thương vùng này, và phần da vùng này cũng di
52
động tốt hơn vùng I, đa số các trường hợp tạo mỏm cụt vùng này chúng tôi đều làm tròn ngón tránh để tai mèo sẽ gây xấu.
Vết thương chúng tôi gặp thường không còn phần bảo tồn nên không có trường hợp nào nối giữ phần ngón còn lại.
4.3.3. Xử lý đối với các vết thương bàn tay kết hợp tổn thương xương
Có 3 bệnh nhân có vết thương bàn tay kết hợp gãy xương ngón hoặc đốt bàn ngón tay chúng tôi tiến hành cắt lọc sạch, găm đinh kischerner nội tủy và tiến hành khâu vết thương, các trường hợp sau đó đều tiến triển tốt sau điều trị, rút đinh sớm sau 3 tuần để tập luyện sớm tránh cứng khớp, dính gân.
4.3.4. Với các trường hợp còn lại
Với trường hợp vết thương bàn tay thông thường không tổn thương gân chúng tôi xử lý như vết thương thường, khâu vết thương sau khi đã làm sạch, các trường hợp búp ngón, ngón tay có dập và tổn thương xương ngón xa tuy nhiên phần mềm còn đủ để che phủ mặc dù có dập nát chúng tôi vẫn cố gắng bảo tồn ngón gặp 4 trường hợp.
Với 2 trường hợp bị chém đứt bán phần gân duỗi vùng V ngón 2 chúng tôi tiến hành khâu bao gân duỗi và khâu lại vết thương.
4.4. Biến chứng sau mổ
Biến chứng sau mổ ở 4 bệnh nhân (4,1%). Biến chứng nhiễm trùng, hoại tử mép vết mổ xảy ra ở bệnh nhân VTBT bi dập nát nhiều hay vết mổ bị khâu căng. Ngón tay bị dập nát nhiều, chúng tôi tiền hành khâu bảo tồn sau khi cắt lọc tiết kiệm nhằm đảm bảo che phủ được gân xương, do đó xẩy ra tình trạng hoại tử mép vết mổ. Ở những bệnh nhân này chúng tôi tiến hành thay băng hàng ngày, kết hợp cắt lọc tổ chức hoại tử. Chúng tôi tiến hành thay băng hàng ngày, cắt chỉ cách quãng liền vết mổ sau khi chúng tôi can thiệp cắt ngắn xương tạo che phủ.