(13) 77.1% (74) 9.4% (9)
34
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Nhận xét: Trong nghiên cứu gặp nhiều nhất là bệnh nhân làm nghề Nông dân có 83 bệnh nhân chiếm 86,5%.
3.1.4. Phân bố theo nguyên nhân gây vết thương bàn tay
Biểu đồ 3.4. Nguyên nhân gây vết thương bàn tay
Nhận xét: Nguyên nhân tai nạn lao động gặp nhiều nhất với 82 bệnh nhân chiếm 85,4%; Lý do gặp nhiều nhất của nguyên nhân TNLĐ là tai nạn do máy thái rau có 46 bệnh nhân.
Nông dân CN - VC Khác 86.50% (83) 1% (1) 12.50% (12) TNLĐ TNSH TNGT 46 9 5 11 25 Máy thái rau 85,4% 9,4% 5,2%
35
3.1.5. Mối liên quan giữa giới tính và nguyên nhân gây vết thương bàn tay
Bảng 3.1. Mối liên quan giữa giới tính và nguyên nhân gây vết thương bàn tay
Nguyên nhân Tổng TNLĐ TNSH TNGT Giới tính Nam 34 7 2 43 Nữ 48 2 3 53 Tổng 82 9 5 96
Nhận xét: Nguyên nhân tai nạn lao động đối với giới tính nữ gặp nhiều nhất với 48 bệnh nhân chiếm 50%
3.2. Đặc điểm lâm sàng
3.2.1. Thời gian từ khi tai nạn đến khi đến viện.
Biểu đồ 3.5. Thời gian từ khi tai nạn đến khi đến viện.
Nhận xét: Có 88 (91,7%) bệnh nhân đến viện trong thời gian trước 60 phút; Có 1 bệnh nhân sau tai nạn sau 16 giờ sau mới đến viện khám và điều trị.
≤ 60 phút 60 - 360 phút > 360 phút 91.70% (88) 7.30% (7) 1% (1)
36
3.2.2. Phân loại chung vết thương bàn tay
Biểu đồ: 3.6. Phân loại chung vết thương bàn tay.
Nhận xét: Vết thương đứt rời gặp nhiều nhất trong nghiên cứu với 58 bệnh nhân chiếm 60,4%; Vết thương vùng gan bàn tay gặp ít nhất với 4 bệnh nhân chiếm 4,2%.
3.2.3. Phân bố tay bị tổn thương
Biểu đồ 3.7. Tay bị tổn thương
Nhận xét: Trong nghiên cứu VTBT gặp nhiều hơn ở tay trái với 59 bệnh nhân chiếm 61,5% 60.40% (58) 4.20% (4) 24% (23) 11.40% (11)
VT đứt rời VT vùng gan tay VT vùng mu tay VT phối hợp
Tay phải 38% (37) Tay trái 61.5% (59)
37
3.2.4. Phân vùng vết thương đứt rời
Biều đồ 3.8. Phân vùng vết thương đứt rời
Nhận xét: Vùng I có gặp vết thương đứt rời nhiều nhất với 48 bệnh nhân chiếm 82,8%; Vùng III có 1 trường hợp chiếm 1,7%; Không có vết thương đứt rời bàn tay vùng IV, V.
3.2.5. Ngón tay bị tổn thương trong vết thương bàn tay.
Bảng 3.2. Ngón tay bị tổn thương trong vết thương bàn tay
Ngón n % Ngón n % 1 3 3,3 3 13 14,1 1,2 1 1,1 3,4 7 7,6 2 33 35,9 4 4 4,3 2,3 9 9,8 4,5 1 1,1 2,3,4 12 13 5 7 7,6 2,3,4,5 1 1,1 Tổng 92 100 2,5 1 1,1
Nhận xét: Trong tổng số 92 bệnh nhân có tổn thương ngón tay gặp tổn thương ngón 2 đơn thuần nhiều nhất với 33 bệnh nhân chiếm 35,9%; Tổn thương 4 ngón 2,3,4,5 cùng lúc gặp 1 bệnh nhân chiếm 1,1%.
Vùng I Vùng II Vùng III 82.80% (48) 15.50% (9) 1.70% (1)
38
3.2.6. Các trường hợp vết thương bàn tay có tổn thương gân
Biểu đồ 3.9. Vết thương bàn tay có tổn thương gân
Nhận xét: Trong số 36 bệnh nhân tổn thương gân duỗi gặp nhiều hơn với 24 trường hợp chiếm 66,6%
3.2.7. Phân vùng vết thương gân duỗi
Bảng 3.3. Phân vùng vết thương gân duỗi
Ngón Vùng 1 2 2,3 2,3,4 3 4 5 Tổng I 1 1 II 1 1 1 1 1 5 III 1 1 1 3 IV 1 1 V 7 2 9 VI 2 1 1 1 5 Tổng 3 12 2 2 3 1 1 24
Nhận xét: Trong tổng số 24 bệnh nhân tổn thương gân duỗi gặp nhiều nhất tổn thương vùng V gặp 9 bệnh nhân chiếm 37,5%; Tổn thương gân duỗi đồng thời 3 ngón 2,3,4 gặp 2 bệnh nhân ở vùng II, vùng III.
Gân gấp 5,6% (2) Gân duỗi 66,6% (24) Cả hai 27,8% (10)
39
3.2.8. Các trường hợp có khuyết phần mềm
Biểu đồ 3.10. Các trường hợp có khuyết phần mềm
Nhận xét: Trong nghiên cứu gặp 61 bệnh nhân có khuyết phần mềm chiếm 63,5% các trường hợp vết thương bàn tay.
3.2.9. Tình trạng vết thương lúc đến viện Bảng 3.4. Tình trạng vết thương lúc đến viện Tình trạng vết thương n % Dập nát 18 18,8 Gọn 39 40,6 Nham nhở, bẩn 26 26,1 Thái lát 13 13,5 Tổng 96 100
Nhận xét: Tình trạng vết thương gọn gặp nhiều nhất trong nghiên cứu chiếm 40,6%; Vết thương ngón tay thái lát gặp 13 bệnh nhân chiếm 13,5%.
Có khuyết PM 63.5% (61) Không khuyết
PM 36.5% (35)
40
3.2.10. Liên quan giữa nguyên nhân và tình trạng vết thương
Bảng 3.5. Liên quan giữa nguyên nhân và tình trạng vết thương
Nguyên nhân Tổng TNLĐ TNSH TNGT Tính chất vết thương Dập nát 12 4 2 18 Gọn 35 4 0 39 Nham nhở, bẩn 22 1 3 26 Thái lát 13 0 0 13 Tổng 82 9 5 96
Nhận xét: Tai nạn lao động thì tạo ra nhiều hình thái vết thương, nhất là lý do do máy thái rau sẽ có vết thương đặc trưng là thái lát.
3.3. Phương pháp điều trị
Bảng 3.6. Phương pháp điều trị
Phương pháp n %
Khâu bao khớp 2 2,08
Găm đinh + khâu VT 3 3,13
Bảo tồn 4 4,17
Tháo ngón 5 5,21
Nối gân + Khâu VT 6 6,25
Tạo mỏm cụt + Khâu VT 14 14,58
Nối gân 20 20,83
Mỏm cụt 42 43,75
Tổng 96 100
Nhận xét: Phương pháp tạo mỏm cụt ngón được áp dụng nhiều nhất đối với các vết thương ngón bị cắt cụt chiếm 56 bệnh nhân; Nối gân đứng thứ 2 với 26 bệnh nhân.
41
3.4. Biến chứng sau mổ
Biểu đồ 3.11. Biến chứng sau mổ
Nhận xét: Trong nghiên cứu gặp 4 bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng mỏm cắt sau mổ chiếm 4,1%.
3.5. Kết quả điều trị
3.5.1. Liền vết thương
Biểu đồ 3.12. Kết quả liền vết thương
Nhận xét: Liền vết thương kỳ đầu trong nghiên cứu gặp 81 bệnh nhân chiếm 84,4%; Liền vết thương do khâu lại có 4 bệnh nhân chiếm 4,1%.
Không 95.9% (92) Nhiễm trùng
4.1% (4)
Liền VT kỳ đầu Liền VT kỳ hai Liền VT do can thiệp 4.10% (4) 11.50% (11) 84.40% (81)
42
3.5.2. Kết quả thẩm mỹ
Biểu đồ 3.13. Kết quả thẩm mỹ
Nhận xét: Chúng tôi thực hiện đánh giá được 40 bệnh nhân về kết quả thẩm mỹ được đánh giá dựa trên ý kiến của bệnh nhân qua đó bệnh nhân hài lòng có 30 bệnh nhân chiếm 75%.
3.5.3. Thời gian nằm viện
Biểu đồ 3.14. Thời gian nằm viện
Nhận xét: Thời gian nằm viện ngắn nhất trong nghiên cứu là 4 ngày, thời gian nằm viện dài nhất là 17 ngày, thời gian nằm viện trung bình là 8,9 ± 2,6 ngày. 75% (30) 25% (10) Hài lòng Chưa hài lòng 77.10% (74) 21.90% (21) 1% (1)
43
Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
4.1.1. Phân bố giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi phân bố theo giới tính được thể hiện ở biểu đồ 3.1 trong đó nam có 43 bệnh nhân chiếm 44,8%; giới tính nữ 53 bệnh nhân chiếm 55,2%; như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ gặp cao hơn số bệnh nhân nam.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Hùng Thế năm 2010 ở bệnh viện Xanh Pôn, giới tính chủ yếu là nam giới, chiếm 85%, gấp 5 lần nữ giới. Nghiên cứu của Hoàng Ngọc Sơn [7] nam chiếm 89,7%, Vũ Bá Cương nam chiếm 86%, Ðào Văn Giang nam chiếm 94%. Các tác giả đều có quan điểm rằng nam giới là lực lượng chính tham gia lao động, đặc biệt là các công việc lao động liên quan tới máy móc. Đây là những công việc lao động nặng, đòi hỏi nhiều sức lực, có nguy cơ cao bị VTBT như máy cưa, máy dập…dẫn đến tỉ lệ bị VTBT ở nam giới tăng cao.
4.1.2. Phân bố nhóm tuổi
Chúng tôi phân loại tuổi của bệnh nhân theo các nhóm khác nhau cho phù hợp với chức năng tâm sinh lý cũng như đặc điểm hoạt động xã hội, qua biểu đồ 3.2 chúng tôi nhận thấy: lứa tuổi có tỷ lệ cao nhất là độ tuổi lao động (17-59 tuổi) chiếm 77,1%. Tuổi cao nhất là 80 (1 trường hợp) và tuổi thấp nhất là 2 (1 trường hợp). Tuổi trung bình là 37 ± 1,77 tuổi.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Ngọc Sơn [7] nhóm tuổi 14-60 chiếm 87,1%, tuổi trung bình là 27. Theo Lưu Danh Huy [2] nhóm tuổi 14-60 chiếm 99% và tuổi trung bình là 31.
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 3 tuổi, bệnh nhân này quá trình xảy ra bệnh lý rất đặc biệt: Đó là người anh 5 tuổi ở nhà chơi với em 3 tuổi, sau đó lấy dao ra chơi và bảo em đưa ngón tay ra kê lên khúc gỗ chặt thử xem có chảy máu không, sau đó ngón 2 tay trái của em đã đứt rời và
44
không được mang đến viện. Qua tình huống trên phải hết sức cảnh giác việc quản lý các cháu bé trách tình huống đáng tiếc hơn xảy đến.
4.1.3. Nghề nghiệp
Trong nghiên cứu của chúng tôi phân bố theo nghề nghiệp thể hiện ở biểu đồ 3.3 bệnh nhân là Nông dân có 83 bệnh nhân chiếm 86,5%. Điều này là dễ hiểu vì trên địa bàn huyện Mai Sơn người làm nghề nông nghiệp và chăn nuôi chiếm đa số trong cơ cấu nghành. Nhóm nghề nông dân thường hay tiếp xúc với dụng cụ làm nông nghiệp sắc nhọn, hoặc nguy hiểm do không sử dụng đúng cách như máy cưa, máy thái chuối...
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hùng Thế (2010) đối tượng công nhân, thợ thủ công bị VTBT chiếm tỷ lệ cao nhất 54%. Tác giả cho rằng đây là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với nguy cơ gây tai nạn lao động do máy móc, hay công việc phải tiếp xúc với vật sắc nhọn, không được hướng dẫn và trang bị bảo hộ lao động hợp lý.
4.1.4. Nguyên nhân gây vết thương bàn tay
Nguyên nhân gây VTBT được thể hiện ở biểu đồ 3.4 nhận thấy nguyên nhân do tai nạn lao động gặp nhiều nhất với 82 bệnh nhân chiếm 85,4%; nguyên nhân TNSH có 9 bệnh nhân chiếm 9,4%; TNGT gặp ít nhất có 5 bệnh nhân chiếm 5,2%. Trong nghiên cứu của chúng tôi còn phân định thêm lý do của tai nạn lao động trong đó lý do hàng đầu dẫn đến TNLĐ là do vận hành máy thái rau không an toàn gặp 46/82/96 trong tổng các trường hợp nghiên cứu. Do các hộ dân tăng cường chăn nuôi đàn gia súc, đại gia súc cần nhu cầu dùng lượng rau, cỏ lớn để dễ dàng cắt nhỏ các loại rau cỏ này máy thái rau đã ra đời đáp ứng cho nhu cầu của nhà nông, tuy nhiên do máy móc thô sơ, không đảm bảo cho sự an toàn khi vận hành, trong quá trình đẩy rau có vào máy có thể bị cuốn tay vào máy hoặc khi đã ngắt điện người dân chủ quan, lơ đễnh tưởng máy đã dừng liền đưa tay vào máy để vệ sinh máy, hay do bất cẩn trong quá trình sử dụng dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
45
Kết quả này có thể giải thích là do trong sinh hoạt cũng như lao động có những nét đặc thù riêng, bàn tay thường xuyên phải tiếp xúc với các vật sắc, nhọn hoặc là máy ép, máy dập… chính điều đó đã làm cho tỉ lệ bị ở hai nhóm nguyên nhân này là chủ yếu. Trong TNGT, bàn tay vừa nhỏ lại là đầu tự do nên khi tai nạn thường bàn tay sẽ rất linh động tránh được các va chạm.
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hùng Thế (2010) kết quả nguyên nhân do TNLĐ chiếm số lượng bệnh nhân hàng đầu gây VTBT là do TNLĐ 80 bệnh nhân (53%), tiếp đến là do TNSH 35 bệnh nhân (23%). Như vậy tỉ lệ TNLĐ trong nghiên cứu của chúng tôi nhiều hơn so với tỉ lệ TNLĐ của tác giả Nguyễn Thế Hùng [8].
4.2. Đặc điểm lâm sàng
4.2.1. Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi nhập viện.
Trong nghiên cứu này chúng tôi không tiến hành đánh giá thời gian từ khi bệnh nhân đến viện đến khi bệnh nhân được xử lý vết thương, lý do vì đa số các trường hợp ngay sau khi tiếp nhận được chúng tôi tiếp nhận và làm các thủ tục hành chính và xét nghiệm rất nhanh sau đó vết thương được đưa vào phẫu thuật ngay.
Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.5 chúng tôi có 88 bệnh nhân chiếm 91,7% đến viện trước 60 phút sau tai nạn, số bệnh nhân đến viện trong khoảng thời gian 1 – 3 giờ sau tai nạn có 7 bệnh nhân chiếm 7,3%; có duy nhất 1 bệnh nhân chiếm 1% đến viện sau tai nạn 16 giờ, nguyên nhân do khi bệnh nhân bị tai nạn thì bệnh nhân sống 1 mình, thời tiết mưa, không có người giúp đỡ đưa ra viện.
Nghiên cứu của Nguyễn Hùng Thế (2012) Tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật muộn sau 24 giờ sau khi bị tai nạn là 5%, ở những bệnh nhân VTBT rất nặng như tổn khuyết phần mềm rộng kết hợp dập nát, cụt chấn thương [8].
Ở VTBT đứt rời, VTBT có tổn thương mạch máu gây thiếu máu ở vùng đầu bỳp ngún thỡ cần được mổ sớm là rõ ràng [5]. Ở VTBT dập nát nặng, vấn đề mổ sớm cũng cần được đặt ra do tình trạng phù nế sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ cho phần chi nằm dưới tổn thương.
46
4.2.2. Phân loại chung VTBT
Ở biểu đồ 3.7 VT đứt rời gặp trong nghiên cứu có 58 bệnh nhân chiếm 60,4%; Vết thương vùng mu bàn tay gặp 23 bệnh nhân chiếm 24%; Vết thương phối hợp gặp 11 bệnh nhân chiếm 11,4%; Vết thương gan bàn tay gặp ít nhất là 4 bệnh nhân chiếm 4,2%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi hình thái vết thương đứt rời gặp nhiều nhất trong các loại vết thương bàn tay, và gặp nhiều hơn trong các năm gần đây sau khi xuất hiện các loại máy phương tiện dùng trong chăn nuôi như máy thái rau, máy cưa, máy nông nghiệp... Tuy nhiên do không được hướng dẫn dùng máy một cách an toàn nên các trường hợp tai nạn đáng tiếc vẫn thường xuyên xảy ra.
Nếu tính tổn thương phối hợp cả gan và mu tay vào vết thương đứt rời thì tỷ lệ khá lớn. Đó là do nguyên nhân gây tổn thương tác động cả vào mặt gan tay và mu tay gặp ở TNLĐ (Máy thái, máy cán…). Những tổn thương này thường phức tạp, rất nặng với nhiều tổn thương cả mặt gan và mu tay. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi tách riêng vết thương đứt rời ra một phân loại riêng để đánh giá lí do gây nên tổn thương.
4.2.3. Tay bị tổn thương
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào bệnh nhân bị vết thương bàn tay hai bên, tay phải gặp 37 bệnh nhân chiếm 38,5%; tay trái có 59 bệnh nhân chiếm 61,5%. Như vậy có sự khác biệt về tỷ lệ giữa tay phải và tay trái trong nghiên cứu này, bàn tay trái gặp nhiều hơn bàn tay phải trong nghiên cứu.
Nghiên cứu của Nguyễn Hùng Thế (2010) ở 151 bệnh nhân có 153 bàn tay bị tổn thương với tỷ lệ VTBT phải là 53,3% và tay trái là 46,6%, tỷ lệ VTBT bị cả hai tay chiếm 1,3% [8]. Kết quả này là khác với nghiên cứu của Vũ Bá Cương tay phải tổn thương là 35%, Lưu Danh Huy [2] thấy tay phải tổn thương là 64%, Hoàng Ngọc Sơn [7] tỷ lệ tay phải tổn thương chiếm 39,7%.
47
Như vậy từ các nghiên cứu khác nhau nhận thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ bị VTBT giữa tay phải và tay trái có thể giải thích là do hầu hết các hoạt động sống đều cần có sự tham gia như nhau của cả hai tay. Trong tai nạn do đâm chém nhau gặp một tỉ lệ cao bị tổn thương ở tay phải thì bù lại trong các hoạt động lao động tay trái thường kém nhanh nhạy và linh hoạt hơn dẫn đến dễ bị tai nạn hơn (do đa phần thuận tay phải).
4.2.4. Phân vùng tổn thương đứt rời bàn - ngón tay
Phân vùng vết thương đứt rời được trình bày ở biểu đồ 3.8 chúng tôi chỉ gặp vết thương đứt rời ở ngón tay từ vùng I,II,III không gặp đứt rời bàn tay. Vết thương đứt rời vùng I có 48/58/96 bệnh nhân, vùng II gặp 9/58/96 bệnh nhân, vùng III gặp 1 bệnh nhân và bệnh nhân này đứt rời các ngón 2,3,4,5 bàn tay.
Các tổn thương đứt rời bàn ngón tay đa số ngang mức đốt 3 ngón dài và