Trà Quế
2.3.1 Giới thiệu về làng rau Trà Quế
Làng Trà Quế, nay thuộc xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, là một trong những vùng đất khai phá từ rất sớm. Theo đó tộc Mai và tộc Phạm là những tộc đến trước và đã trải qua nhiều đời con cháu nối nghiệp sinh sống trên vùng đất này. Tương truyền, thuở sơ khai, ông bà tổ tiên của cư dân Trà Quế vốn là những ngư dân thực thụ. Họ sinh sống bằng nghề lưới bén, chuyên đánh bắt cá tôm trên song Đế Võng kiếm ăn qua ngày. Càng về sau, việc đánh bắt cá tôm ngày càng khó khan. Cuộc sống của ngư dân làng vạn rơi vào chỗ lao đao. Nhiều gia đình bữa đói, bửa no. Trong lúc bị dồn vào chân tường, một số bà con mới nghĩ đến việc thử khai phá them đất. Thay vì trồng lúa, họ chuyển sang trồng rau. Trước mắt là có rau ăn. Dư thừa bán cũng có tiền. Từ suy nghĩ đơn giản ấy, họ bắt tay vào thực hiện. Những vạt ngò, rau húng rồi đến rau é, hành, cải, hẹ… lần lượt mọc lên trên vùng đất mới khái phá. Và cũng thật bất ngờ, các rau loại rau kể trên không những lên xanh tốt mà còn có hương vị đặc biệt thơm ngon. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm, cây rau Trà Quế từng bước nổi danh dần. Chẳng mấy chốc, các chợ lớn, chợ nhỏ trong vùng Hội An và lân cận trở thành thị trường tiêu thụ chính của rau Trà Quế. Thấy có thể sống đướ từ nghề mới mẻ này, những hộ còn lại bắt chước làm theo. Chẳng ai đủ sức trụ lại với nghề đánh bắt cá tôm bấp bênh, bữa đực bữa cái nữa. từ một làng thuở ban đầu, Trà Quế dần biến thành một làng rau.
Theo các bộ lão, danh xưng của làng gắn liền với nghề nghiệp của người dân địa phương. Danh xưng đầu tiên của Trà Quế là Nhà Quế với ý nghĩa nhà nào cũng trồng rau thơm cả. Đến khi cây rau trở thành loại cây chủ lực, được trồng đại trà, làng mới cài sửa tên lại là Trà Quế. Ước đoán danh xưng Trà Quế ra đời cách nay khoảng 200 năm trong lịch sử, tức vào cuối thế kỷ XVIII. Từ lúc bấy giờ, người dân địa phương đều lấy nghề trồng rau làm nghề sinh sống chính. Chuyện kiếm cá trên sông hay tác ít đất lúa ngập mặn
vụ đông xuân hằng năm chẳng qua chỉ góp phần cải thiện đời sống gia đình mà thôi. Hơn nữa, trồng lúa nước ngập mặn không dễ ăn và không phải ai cũng có ruộng để làm. Cho nên, với cư dân Trà Quế, chắc ăn nhất vẫn là trồng rau.
Bên cạnh những hộ trồng rau thì vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tại Trà Quế đã xuất hiện một số hộ vừa trồng rau vừa buông rau. Đó là hộ các ông Nguyễn Trí, Nguyễn Trì, Võ Lang, Mai Phiến… Họ đều có ghe riêng, sẵn sang chở rau quá song Đế Võng rồi gánh bộ tỏa đi các chợ xa gần.
Tuy nhiên, làng rau Trà Quế phát triển mạnh nhất từ sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945. Đó là thời điểm cư dân Đà Nẵng biết tiếng và chuộng các loại rau có nguồn gốc từ Trà Quế. Theo các cụ già cao tuổi trong làng thì bấy giờ, ngày nào cũng như ngày nào, dân Trà Quế thức dậy từ lúc hai, ba giờ sáng, ăn uống qua loa rồi gánh rau đi bán tận Đà Nẵng. Họ nhắm hướng đường biển mà đi, người nọ nối tiếp người kia. Ra tới An Hải, họ qua đò Hà Thân rồi bán sỉ ngay chợ Hàn. Xong, cũng theo đường biển mà về. Cùng với hàng chục hộ Trà Quế gánh bộ gánh rau nặng ì ra Đà Nẵng để bán thì cũng có hàng chục chị em ở Đà Nẵng lặn lội vào tận Trà Quế mua rau về bán lại. Hành trình của họ cũng vào lúc ba giờ sáng làm sao đến Trà Quế mua xong gang bộ ra Đà Nẵng để kịp sáng hôm sau có mặt tại các chợ nội thành. Và trong suốt hai mươi năm, từ năm 1945 đến năm 1965, theo cách ấy, rau Trà Quế kịp thời cung cấp nhu cầu cho thị trường Đà Nẵng. Sau đó, khi tuyến đường Đà Nẵng Hội An có xe đò chạy thường xuyên, họ mới chuyển qua đi xe đò.
Cũng như nhiều ngành nghề truyền thống khác, làng rau Trà Quế cũng có những bước thăng trầm. Sau 1975, người dân không những phục hồi nghề cũ mà còn từng bước khai phá cánh đồng lác ngập mặn để trồng them cây luá nước. Mạnh nhất là vào đầu thập kỷ 1980, khi rau Trà Quế tiêu thụ gặp nhiều khó khan. Thành quả thật đáng tự hào: sau hàng bốn, năm tram năm phải mua gạo quanh năm, giờ đây người dân Trà Quế đã tự túc được lương thực. Đời sống dân làng cải thiện đáng kể.
Nhờ đến lưới quốc gia kéo về từ năm 1991, nhiều hộ dành dụm mua sắm máy bơm để tưới. Công việc trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều. khác xưa, hiện nay, cư dân Trà Quế trồng rau quanh năm. Đất rau dĩ nhiên chẳng có thời gian ngơi nghỉ. Ngoài phân chuồng, người ta chuộng lấy phân từ rong vớt tại sông Đế Võng và dọc các ao hồ ở Trà Quế nhằm giữ hương vị đặc trưng của cây rau truyền thống quê mình.
Đã hàng mấy tram năm nay, rau Trà Quế theo chân bà con tỏa đi các nơi phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân các địa phương khác. Trong đó, chợ Hội An luôn luôn là địa điểm chính của rau Trà Quế. Về thị trường tiêu thụ, ngoài những thị trường truyền thống như Hội An, Đà Nẵng, thời gian gần đây, rau Trà Quế vào đén Tam Kỳ, vươn ra Huế. Với người dân làng nghề, thu nhập vẫn thấp, giá các loại rau hạ dần. Nguyên nhân là các xã vùng cát xưa bỏ hoang nay sẵn máy bơm, họ đẩy mạnh việc trồng rau theo thời vụ. Mặc dù vậy dân làng Trà Quế vẫn trung thành với cây rau. Rau luôn là nguồn thu nhập đáng kẻ. Cho nên cả làng có 216 hộ thì cả 216 hộ đều trồng rau. Kể cũng lạ, các loại rau Trà Quế từ rau é, hành ngò, rau húng, xà lách… tuy không xanh tốt bằng rau các nơi nhưng hương vị lại vượt trội, thơm ngon, đậm đà không đâu sánh bằng. Và đó cũng chính là những ưu điểm nổi bật tạo nên nét đặc trưng của làng rau truyền thống Trà Quế xưa nay.
2.3.2 Thực trạng chính sách marketing nhằm thu hút khách du lịch đến làng rau Trà Quế
2.3.2.1 Thị trường khách hàng, mục tiêu
Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Người dân trồng rau chủ yếu chỉ bán ra thị trường khu vực như: chợ Hội An, chợ Điện Bàn, Tam Kỳ, chợ Đà Nẵng. Thu nhập kiếm được từ trồng rau không đủ trang trải cho cuộc sống thường nhật, do giá rau thấp và nhiều biến động. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
Khách hàng mục tiêu làng rau Trà Quế hướng đến chủ yếu là khách du lịch, phượt thủ, các hộ gia đình,... có mong muốn tìm cho mình một dịch vụ giá rẻ, mong muốn thoát khỏi bộn bề cuộc sống, mong muốn đi xa khỏi sự ồn ào náo nhiệt để đến với sự thanh bình của làng quê, mong muốn trải nghiệm một cuộc sống mới.
2.3.2.2 Chính sách marketing
Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, làng rau Trà Quế đã xây dựng cho mình một chiến lược marketing cụ thể. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động, làng rau vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu để tìm cho mình một biện pháp tối ưu nhằm khai thác triệt để nguồn khách, chiếm lĩnh thị trường.
Về chính sách sản phẩm:
Làng rau Trà Quế rất am hiểu về tâm lý của người tiêu dùng, do vậy có thể xây dựng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu mong muốn thị trường khách mục tiêu. Ngày càng mở rộng từ một loại rau ra nhiều loại rau. Tâm lý của người tiêu dùng là được cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và yếu tố thương hiệu mạnh của làng rau chính là yếu tố được quan tâm. Với hệ thống dịch vụ đa dạng, chất lượng cao cùng hệ thống đối tác rộng khắp trong và ngoài nước, liên kết với các công ty lữ hành trên địa phận thành phố Hội An, làng rau đã xây dựng thành công hàng trăm tour chất lượng cao. Với mỗi thời điểm trong năm, du khách lại có nhu cầu khác nhau, nắm rõ tâm lý này làng rau luôn đưa ra các sản phẩm phù hợp theo nhu cầu du khách
Về chính sách giá cả:
Giá cả sản phẩm lữ hành rất đa dạng và dễ dàng điều chỉnh thay đổi mà vẫn bảo đãm lãi. Giá thành một sản phẩm lữ hành phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng những dịch vụ thành phẩm của sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng của mỗi dịch vụ thành phần của sản phẩm, tiêu cuẩn chất lượng của mỗi dịch vụ. Sự thay đổi một trong các yếu tố này sẽ làm tăng hay giảm giá thành sản phẩm. Trước khi tiêu dùng sản phẩm thì khách hàng khó mà đánh giá được các yếu tố này mà chỉ cảm nhận được giá trị này có xứng đáng hay không
sau khi tham gia tour. Vì vậy đối với sản phẩm lữ hành, giá thấp không phải là yếu tố chính trong việc quyết định mua sản phẩm, giá thấp thường có xu hướng làm khách hàng đánh giá thấp sản phẩm hơn. Làng rau Trà Quế tại Hội An thực hiện các chính sách giá như sau:
-Giảm giá cho những khách hàng thân quen, sở hữu thẻ thành viên, các đoàn khách có số lượng lớn.
-Giảm giá một số chương trình nhằm kích cầu du lịch
-Tặng suất miễn phí cho đối tượng khách đoàn lớn
-Chiết khấu hoa hồng Về chính sách phân phối:
Mục tiêu của chính sách phân phối đang đi vào thực tế là đảm bảo cho sản phẩm du lịch được đưa đến đúng đối tượng, đúng thời gian, đúng địa điểm và đúng chương trình du lịch.
Ngày nay, do phát triển công nghệ, các nhà khai thác du lịch sử dụng chiến thuật khác nhau để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Do đó, làng rau Trà Quế sử dụng chiến lược để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng phân khúc khách hàng. Cụ thể sẽ phân phối các tour du lịch trọn gói qua 3 kênh chủ yếu:
-Kênh 1: Lập hệ thống các văn phòng để bán trực tiếp cho khách hàng.
-Kênh 2: Liên kết với các công ty lữ hành gửi vé cho các đại lý du lịch và các đại lý sẽ bán lại cho khách hàng để hưởng hoa hồng
-Kênh 3: Thông qua hệ thống website, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình tour du lịch thích hợp và mua trực tuyến bằng hình thức chuyển khoản hay giao tại nhà.
Về chính sách xúc tiến:
Khi lần đầu tiên được đưa ra thị trường,làng rau Trà Quế áp dụng chiến lược đẩy và kéo để tạo ra khách hàng. Sau đó, đi qua một số trung gian tiếp thị, làng rau Trà Quế lien kết với các công ty lữ hành cố gắng quảng cáo các tour du lịch cho người tiêu dùng. Đặc biệt, khuyến mại và quảng cáo là những công cụ hiệu quả nhất thường sử dụng.
Marketing trực tiếp: gửi mail trực tiếp đến khách hàng, gửi tin nhắn điện thoại, gửi bưu phẩm