Quy mô và cơ cấu nợ công của Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ CÔNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 29 - 36)

* Quy mô nợ công:

Trong giai đoạn 2011-2016, nợ công của Việt Nam cũng đã trở thành vấn đề thời sự trong khi liên tục tăng, từ gần 55% GDP năm 2011 đã áp sát ngưỡng 65% GDP trong năm 2016 (63,7% GDP), trong khi đó chất lượng tăng trưởng kinh tế có nhiều bất cập, hiệu quả đầu tư công chưa cao, áp lực trả nợ gia tăng.

23

Theo ThS. Lê Thị Khương với bài báo “Bàn về nợ công Việt Nam hiện nay (số 21)” đăng trên tạp chí ngân hàng, quy mô nợ công thực tế đã cao hơn so với mức nợ công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế uy tín có sự khác biệt. Cụ thể “ nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên tắc: Trách nhiệm thanh toán thuộc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế được xác định trên cơ sở: Chủ sở hữu thực sự hay pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay phải có trách nhiệm thanh toán. Theo đó, nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bằng nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam cộng với nợ của: Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội và một số địa phương.”

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2020, nợ công của Việt Nam đã được kiểm soát theo hướng bền vững. Theo “Bản tin nợ công số 10” , mức nợ công Việt Nam

54.9 50.8 54.5 58 61 63.7 61.4 58.3 55 55.9 Trần nợ công 65% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nợ công và trần nợ công Việt Nam Giai đoạn: 2011 - 2020

Nợ công/GDP Trần nợ công/GDP

24

trong 3 năm trở lại đây đều duy trì ở mức dưới 60% GDP, nợ Chính phủ khoảng 50% GDP vào năm 2020.

Trong báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2020, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đồng tình cho rằng trong 5 năm qua, Chính phủ đã nỗ lực trong việc quản lý, kiểm soát nợ công.

Để cân đối nợ quốc gia, trong năm 2020, Chính phủ đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước. Bộ Tài chính đã tổ chức tái cơ cấu danh mục nợ, hoán đổi trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài, qua đó giảm áp lực trả nợ, cắt đỉnh nợ cho ngân sách nhà nước. Theo báo “Tuổi trẻ”: Từ năm 2016 đến nay, Bộ Tài chính đã thực hiện hoán đổi gần 6.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, trong đó 50% dư nợ trái phiếu chính phủ được kéo dài thời hạn huy động từ 5,9 năm lên 25,4 năm, 50% còn lại từ 1,17 năm lên 13,09 năm.”

Chính phủ cũng huy động vốn trung và dài hạn và không vay thêm từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Nhờ đó, các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế như Fitch, S&P, Moody’s vẫn giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và có triển vọng tích cực.

* Cơ cấu nợ công

Theo luật “Quản lý nợ công năm 2017”: Nợ công quy định tại Luật này bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Trong đó: Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.

25

Theo “Bản tin nợ công số 12” của Bộ Tài chính, các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài được báo cáo như sau:

Hình 1: Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoai của Việt Nam 2016-2020 (Nguồn: Bản tin nợ công)

Có thể thấy, nguồn nợ công chủ yếu đến từ nợ Chính phủ, chiếm gần 50% tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 10,3% GDP năm 2016 và giảm gần một nửa đến năm 2020, chỉ chiếm khoảng 6%GDP. Trong khi đó nợ, Chính phủ bảo lãnh không đáng kể.

Kể từ khi ban hành Luật Quản lý nợ công 2017, nước ta đã nâng cao hiệu quả quản lý nợ công. Nợ nước ngoài của quốc gia trong 5 năm qua không quá 50% GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia chỉ bằng 5,7% so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ năm 2020. Chỉ tiêu trần nợ nước ngoài của

26

quốc gia so với GDP được duy trì trong giới hạn an toàn được Quốc hội phê chuẩn. Nợ nước ngoài của khu vực công (nợ Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh) được kiểm soát chặt chẽ.

- Nợ công nước ngoài:

Đại diện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, mức vay nợ nước ngoài tự vay, tự trả của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 vẫn đang trong khuôn khổ an toàn nợ nước ngoài của quốc gia và có đóng góp quan trọng đối với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam. So với nhóm các nước trong khu vực, tình hình nợ nước ngoại tự vay, tự trả của Việt Nam vẫn ở mức trung bình, một phần phản ánh cơ cấu nguồn vốn trong nền kinh tế trong đó vốn vay nước ngoài vẫn đóng vai trò quan trọng. Việc quản lý hiệu quả vay nợ nước ngoài đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo và mắc nợ trầm trọng thành một nước được các tổ chức quốc tế đánh giá là có mức nợ nước ngoài bền vững, trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ.

Tỷ dư nợ nước ngoài của chính phủ giảm nhanh trong cơ cấu nợ của chính phủ, từ 50% năm 2010 xuống mức 36,2% năm 2020 và ngược lại, tổng dư nợ trong nước của chính phủ có xu hướng tăng lên. Ta có thể thấy rõ xu hướng giảm vay nợ nước ngoài, tăng vay nợ trong nước của chính khi so sánh cơ cấu dư nợ vay của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2013-2020:

27

Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ vay của chính phủ Việt Nam 2013-2020

Nguyên nhân là do trước đây, nợ công của Việt Nam hầu hết đến từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official DevelopmentAssistance) là nguồn vốn viện trợ hoàn lại và không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển. Do có thành tố viện trợ không hoàn lại (ít nhất là 25%) và thời gian cho vay (hoàn trả vốn) và thời gian ân hạn dài nên nguồn vốn ODA có tính ưu đãi. ODA vào Việt Nam chủ yếu dưới hai hình thức là ODA viện trợ và ODA vay trong đó vốn vay ODA có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với ODA viện trợ.

Kể từ khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, đến năm 2017 thì tổng số vốn ODA cam kết là gần 39,15 tỷ USD và Việt Nam đã giải ngân được hơn 33,13 tỷ USD (tương đương với 84,64% tổng vốn ODA cam kết). Số ODA giải ngân ở Việt Nam có xu hướng tăng lên từ năm 2010 đến năm 2014 nhưng bắt đầu suy giảm từ năm 2015 đến 2017 do các nhà tài trợ bắt đầu cắt giảm ODA cho Việt Nam. Thêm vào đó, bắt đầu từ 01/7/2017, Việt Nam đã chính thức tốt nghiệp ODA theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế Giới. Điều đó có nghĩa

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nợ trong nước 50.053% 55.635% 57.967% 60.075% 59.805% 61.412% 61.879% 63.804% Nợ nước ngoài 49.947% 44.365% 42.033% 39.925% 40.195% 38.588% 38.121% 36.196% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Cơ cấu dư nợ vay của chính phủ Việt Nam Giai đoạn: 2013-2020

28

là Việt Nam không còn nhận được các khoản vay vốn ưu đãi từ IDA của Ngân hàng Thế giới mà phải chịu các khoản vay kém ưu đãi, dần tiến tới vay theo điều kiện thị trường.

- Nợ công trong nước:

Nợ công trong nước chủ yếu đến từ trái phiếu chính phủ (TPCP). Công tác phát hành TPCP đã khẳng định được vai trò là công cụ tái cơ cấu nợ công, giúp nợ công giảm tỷ trọng vay nước ngoài từ 73,6% năm 2010 xuống mức 63,4% năm 2015 và 34,8% năm 2021. Lãi suất bình quân huy động giảm từ khoảng 10% năm 2009 xuống khoảng 2% năm 2021, kỳ hạn phát hành bình quân kéo dài từ 2-3 năm năm 2009 lên 12,2 năm năm 2021, thông qua đó góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững và tái cơ cấu giảm các đỉnh nợ rơi vào một số năm trở nên đồng đều hơn.

Đáng chú ý, trên thị trường sơ cấp, trong vòng 12 năm, hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn đã được huy động cho Ngân sách nhà nước để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Con số này tương ứng với mức huy động bình quân năm đạt hơn 206 nghìn tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 10% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội năm 2020, và 28,3% tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước năm 2020.

Kỳ hạn phát hành của TPCP ngày càng tăng. Kỳ hạn phát hành bình quân đã tăng từ 2-3 năm năm 2009 lên 13,8 năm trong năm 2020.

Trên thị trường thứ cấp, giao dịch TPCP không ngừng tăng về quy mô và độ sâu, tiệm cận với các nước có thị trường TPCP phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tổng dư nợ thị trường TPCP tại HNX tính đến hết tháng 8/2021 đạt 1,4 triệu tỷ đồng, gấp 8,7 lần quy mô năm 2009. Thanh khoản trái phiếu năm 2021 đạt mức 10,8 nghìn tỷ đồng/phiên, gấp 29,7 lần so với năm 2009. Giá trị giao dịch Repos theo đó cũng tăng trưởng mạnh mẽ từ quy mô khiêm tốn với tỷ trọng 6,5% trên tổng giá trị giao dịch năm 2009 lên mức 33% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường năm 2021.

29

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ CÔNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)