Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý nợ công và triển khai công cụ quản lý nợ chủ động.
Chính phủ thay đổi quá trình quản lý nợ công tại Việt Nam theo hướng tăng cường vai trò quản lý, đặc biệt là trong xây dựng các hệ thống cơ quan của Chính
35
phủ để tăng cường sự minh bạch hơn nữa. Tiếp tục rà soát các luật, nghị định, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện về quy định thể chế, chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan. Song song với việc nâng cao trình độ công chức làm công tác quản lý nợ, nước ta phải củng cố, hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nợ.
Cơ quan nhà nước phải kiểm tra, giám sát bảo đảm khả năng trả nợ, đồng thời rõ trách nhiệm từng cấp, ngành, đơn vị, cá nhân trong sử dụng vốn vay và bố trí trả nợ:
- Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn.
- Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi và nợ của chính quyền địa phương, bảo đảm dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn.
- Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tập trung ngoài ngân sách cho các mục đích của ngân sách, kể cả sử dụng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước và vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng có vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quá trình cho vay lại và trả nợ, đảm bảo tính bền vững của nợ cũng như tăng cường mối quan hệ với các đối tác quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cần thống nhất thực hiện quản lý nợ chính quyền địa phương; tăng cường năng lực cán bộ quản lý nợ chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu theo dõi, đánh giá và quản lý rủi ro; xây dựng và kết nối hệ thống thông tin nợ chính quyền địa phương.
Các cơ quan hành chính nhà nước đã cơ bản phải chú trọng thực thi trách nhiệm công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài chính công. Việc công khai quy trình quản lý tài chính, công khai dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách, công khai kết quả kiểm toán tài chính hằng năm, các chỉ số nợ công… cần được đầy mạnh hơn nữa. Qua đó, mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận được và tham gia giám sát, đánh giá những thông tin, nội dung tài chính công trên những trang thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng.
36