* Hiệu quả sử dụng vốn vay không cao
Kiểm toán nhà nước cũng chỉ rõ, hiệu quả sử dụng vốn vay còn hạn chế. Cụ thể, tổng số vốn trái phiếu Chính phủ năm 2019 đã giải ngân, thanh toán 42.328 tỷ đồng, bằng 64,1% kế hoạch vốn được sử dụng.
Việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ còn chậm. Tỉ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, việc triển khai các chính sách tài khoá, tiền tệ, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chịu tác động của đại dịch COVID-19.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, nguyên nhân chậm giải ngân do vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án khởi công mới mất nhiều thời gian để triển khai các thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, mời thầu, đấu thầu. Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, một số dự án đã được bố trí vốn, hoàn thành thủ tục đầu tư, nhưng chậm triển khai giải phóng mặt bằng, chưa hoàn tất thiết kế cơ sở, trong khi một số dự án gặp khó khăn, vướng mắc do thủ tục giải ngân do nhà tài trợ yêu cầu khác phức tạp.
Về nguyên nhân khách quan, do dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại ở nhiều địa phương, khiến công tác cấp giấy phép lao động cho các chuyên gia dự án ODA, việc thu xếp thủ tục nhập cảnh thường kéo dài; nhân công bố trí trên công trường thi công của các nhà thầu bị hạn chế do thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; chủ đầu tư các dự án ODA gặp khó khăn trong việc nhập khẩu các thiết bị, hàng hóa phục vụ cho các dự án ODA…
- Hiệu quả đầu tư chưa cao
Hiệu quả đầu tư chưa cao được chứng minh thông qua chỉ số về hiệu quả đầu tư vốn (ICOR) trên cơ sở tỷ lệ giữa lượng vốn phải bỏ ra để thu về một đơn vị lợi nhuận. ICOR càng thấp thì đầu tư càng hiệu quả. Ở Việt Nam, chỉ số ICOR đang có xu hướng tăng trở lại. Theo “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm
30
2020” của Tổng cục Thống: “Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid- 19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực nên ICOR năm 2020 đạt 14,28; bình quân giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04.”
- Nợ quá hạn tồn đọng
Các dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ có nợ quá hạn tồn đọng từ nhiều năm trước. Trong đó, nhiều dự án không có khả năng trả nợ, một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền chưa có phương án xử lý cụ thể và làm rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng cho vay lại và doanh nghiệp xử lý vốn vay.
Tính đến 31/12/2019, còn 54 dự án cho vay lại được thực hiện từ trước năm 2010 quá hạn, với dư nợ là 5.122 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 3.551 tỷ đồng. Đến 15/12/2020 có 08 dự án đã xử lý xong nợ quá hạn 232 tỷ đồng; 04 dự án có nợ quá hạn 590 tỷ đồng đã trình cấp có thẩm quyền để xử lý; 22 dự án có nợ quá hạn 383 tỷ đồng đang xử lý, có khả năng trả nợ; 20 dự án có nợ quá hạn 2.346 tỷ đồng đang xử lý, khó có khả năng trả nợ.
- Thị trường trái phiếu chưa đáp ứng được nhu cầu vay nợ trong nước
Cơ cấu nợ đã có sự thay đổi, tuy nhiên đặc điểm danh mục nợ chính phủ vẫn tiềm ẩn rủi ro; điều kiện vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài kém thuận lợi hơn trước đây. Đặc điểm chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ ghi nhận thách thức kép về điều kiện vay vốn nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn trong khi thị trường vốn trong nước còn chưa thực sự phát triển. Quy mô thị trường trái phiếu trong nước còn nhỏ, trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn hạn chế, việc tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài với mức lãi suất thấp trong trung, dài hạn là tương đối khó khăn. Kỳ hạn TPCP chưa đa dạng, việc huy động vốn
31
của Chính phủ gặp một số áp lực nhất định tại một số thời điểm; thị trường TPCP chưa hình thành đường cong lãi suất chuẩn đối với kỳ hạn ngắn và còn thiếu nhà đầu tư dài hạn.
* Công tác quản lý nợ công còn nhiều khó khăn, hạn chế
- Hạn chế trong việc giám sát, quản lý các chỉ tiêu nợ
Việc theo dõi nợ còn chênh lệch giữa Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước, giao dự toán trả nợ vay chưa phù hợp với số nợ đến hạn phải trả. Chẳng hạn, tại Thành phố Hải Phòng, Sở Tài chính theo dõi nợ chính quyền địa phương đối với phần vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ từ năm 2016 trở về trước lớn hơn số Kho bạc Nhà nước theo dõi lên đến 146 tỷ đồng.
Việc quản lý, giám sát chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia có khó khăn, bất cập cả về công cụ quản lý cũng như phương thức quản lý. Căn cứ Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Mức trần đối với 2 chỉ tiêu này cho giai đoạn 2016-2020 được tính toán sử dụng khung phân tích bền vững nợ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế cho các quốc gia thu nhập thấp, và được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam.
- Thông tin và số liệu về nợ công chưa được tổng hợp và theo dõi đầy đủ. Thông tin và số liệu về nợ công ở Việt Nam chưa được tổng hợp và công bố đầy đủ. Trên thực tế, Bộ Tài chính chỉ công khai các thông tin và số liệu về nợ công trong Bản tin về nợ công vào cuối năm 2013.
Bên cạnh đó, việc công khai nợ công thông qua Bản tin của Bộ Tài chính chưa được pháp luật quy định chi tiết. Do đó, nhiều thông tin quan trọng về nợ công như thông tin về nợ chính quyền địa phương, các khoản nợ tiềm tàng, việc sử dụng và trả nợ các loại nợ công đã không được đề cập trong thông cáo về nợ công. Bởi vậy, việc giảm minh bạch trong nợ công có thể làm giảm hiệu quả của việc quản lý nợ và cơ chế cảnh báo sớm. Trong khi đó, việc thiếu minh bạch này sẽ
32
cho phép các tổ chức quốc tế và nước ngoài tiếp tục tính toán số liệu về nợ công của Việt Nam theo cách riêng của họ, dẫn đến sự không nhất quán trong thông tin nợ công của Việt Nam, giảm mức xếp hạng tín dụng quốc gia và ngăn cản việc hội nhập kinh tế của đất nước.
Do đó, nhà nước và người dân rất khó có thể giám sát và thực hiện quản lý nợ công hiệu quả.