Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay gắn với trách nhiệm trả nợ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ CÔNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 43)

Chính phủ Việt Nam phải kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các mục đích và dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không rõ ràng. Để làm được điều này, nước ta cần ập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình trọng điểm, có sức lan toả lớn và giải quyết các vấn đề phát triển của quốc gia, vùng và liên vùng, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và vốn nhà nước ở các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ để sử dụng cho đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách.

Mỗi dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án có vốn lớn đều phải được lập kế hoạch giải ngân chi tiết, phân công lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp phụ trách từng dự án; tổ chức giao ban định kỳ với các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân.

Cơ quan chính phủ cần chỉ đạo sát sao các đơn vị chức năng bảo đảm nguồn thanh toán cho các dự án; đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, thời gian kiểm soát thủ tục rút vốn từ nhà tài trợ, bảo đảm đúng quy định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời xử lý các vướng mắc về thanh, quyết toán, đàm phán, ký kết hiệp định, rút vốn từ nhà tài trợ. Thêm vào đó, nhà nước phải mạnh tay trong việc xử lý căn bản, triệt để nợ xấu, các tổ chức tín dụng yếu kém và có chính sách hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế trong xã hội.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ CÔNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)