4. Kết cấu đề tài
2.2.2. Mô tả dữ liệu
2.2.2.1. Mô tả dữ liệu thống kê:
31
Bảng 2: Mô tả dữ liệu
Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất GDP 4.783089 3.093539 -9.58303 14.52564 BD -1.061905 2.992901 -8.88 7.96 Exgrowth 6.397124 8.238796 -19.49874 26.48492 Nationaldebt 2 3488.572 3717.717 527.1616 23994.01 Fertilityrate 2.108775 0.6577717 1.14 3.811 mili 11.78538 8.14894 3.93077 39.222556
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
Biến số thâm hụt ngân sách cho thấy giá trị nhỏ nhất là -8,88% GDP nhưng bởi vì thâm hụt ngân sách là vốn chênh lệch thu chi âm (chi lớn hơn thu), nên dấu âm trong bảng là đại diện cho “thâm hụt ngân sách” nên có thể nói dù -8,88% GDP nằm ở giá trị nhỏ nhất, nhưng nó mới chính là lượng thâm hụt nhiều nhất trong số các quốc gia ở khu vực. Nhìn chung các quốc gia không có mức thâm hụt không cao vì giá trị trung bình chỉ có 1,06%. Độ lệch chuẩn 2,99% GDP cũng cho thấy mức độ thâm hụt giữa các quốc gia có sự cách biệt không lớn.
2.2.2.2. Ma trận tương quan
Bảng 3: Ma trận tương quan giữa các biến
32
Bảng 3 cho ta thấy mối tương quan giữa các biến trong mô hình, chỉ ra quan hệ hai chiều giữa từng cặp biến với nhau. Hệ số tương quan càng lớn cho thấy mối quan hệ giữa hai biến càng chặt và ngược lại khi hệ số tương quan thấp diễn tả mối quan hệ giữa hai biến không chặt chẽ. Đồng thời với hệ số dương chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa các cặp biến, hệ số âm cho thấy quan hệ ngược chiều giữa hai biến. Ta nhận xét tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc:
Ta nhận thấy tương quan biến độc lập Nationaldebt với biến phụ thuộc GDP là âm nên có quan hệ nghịch biến với tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, các biến độc lập còn lại đều cùng chiều với biến tốc độ tăng trưởng kinh tế. nhiên, tương quan biến BD2 với biến phụ thuộc GDP vào khoảng 0.1784 nên có thể thấy sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế.