4. Kết cấu đề tài
3.1.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình
3.1.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến
Với mức ý nghĩa 𝛼 = 5%, ta thực hiện kiểm định: Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê 𝐻0 và 𝐻1:
𝐻0: mô hình không mắc khuyết tật đa cộng tuyến.
𝐻1: mô hình mắc khuyết tật đa cộng tuyến. Bước 2: Xác định thừa số tăng phương sai VIF:
Thực hiện lệnh “collin” trong phần mềm Stata, ta thu được kết quả trong bảng sau:
Bảng 7. Kết quả kiểm định collin
Bước 3: Kết luận:
Các VIF của các biến đều nhỏ hơn 10
Vậy, tại mức ý nghĩa 5%, ta có thể nói rằng mô hình không mắc khuyết tật đa cộng
tuyến.
3.1.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thực hiện kiểm định: Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê 𝐻0 và 𝐻1:
38
𝐻0: mô hình có phương sai sai số không đổi.
𝐻1: mô hình mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi. Bước 2: Xác định P-value
Thực hiện lệnh “xttest0” thực hiện kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier đối với mô hình REM trong phần mềm stata, ta thu được kết quả trong bảng:
Bảng 8. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Bước 3: So sánh P-value với mức ý nghĩa α:
Với mức ý nghĩa 𝛼 = 5%, dễ thấy: P-value > α (do 1.0000> 0.05). Suy ra: không bác bỏ 𝐻0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa 𝛼= 5%, ta có thể nói rằng mô hình có phương sai sai số không
đổi.
3.1.3.3. Kiểm định tự tương quan
Với mức ý nghĩa 𝛼 = 5%, ta thực hiện kiểm định: Bước 1: Thiết lập cặp giả thuyết thống kê 𝐻0 và 𝐻1:
𝐻0: mô hình không có tự tương quan.
𝐻1: mô hình mắc khuyết tật tự tương quan. Bước 2: Xác định P-value
Thực hiện lệnh “xtserial” kiểm định Wooldridge về hiện tượng tương quan trong phần mềm Stata, ta thu được kết quả trong bảng:
39
Bảng 9. Kết quả kiểm định sự tương quan bằng Wooldridge
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Theo kết quả Bảng 8, ta có: P-value = 0.4355 Bước 3: So sánh P-value với mức ý nghĩa α: Với mức ý nghĩa 𝛼 = 5%, dễ thấy: P-value > 0.05 Suy ra: không bác bỏ 𝐻0.
Bước 4: Kết luận:
Vậy, tại mức ý nghĩa𝛼 = 5%, ta có thể nói rằng mô hình không mắc khuyết tật tự tương quan.
Bảng 10. Tổng hợp kết quả nghiên cứu với giả thiết nghiên cứu Biến Giả thuyết nghiên cứu Kết quả thực nghiệm
BD2 + +
EXPgrowth + +
Nationaldebt2 - -
mili + +
40