Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Môn: TÀI CHÍNH CÔNG Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2000 – 2020 HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 41 - 43)

4. Kết cấu đề tài

3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả kiểm định và phân tích mô hình thực nghiệm nêu trên về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách Nhà nước và tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á với số liệu thực tế trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020 cho thấy:

Thứ nhất, việc ước lượng mô hình và phân tích tương quan các biến đã cho ra kết quả khả quan về tác động của các nhân tố tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập đều có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc, có ý nghĩa với mô hình ước lượng. Kết quả này phù hợp với dự đoán ban đầu của nhóm nghiên cứu.

Thứ hai, thâm hụt ngân sách bình phương có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Thâm hụt có tác động dương đến tốc độ tăng trưởng kinh tế hoàn toàn có thể giải thích được. Theo như Nghiên cứu của Ahmad (2013) về vai trò của thâm hụt ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế cho thấy thâm hụt ngân sách có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế. Bose và cộng sự cũng cho rằng thâm hụt giúp giải quyết các vấn đề giáo dục, sức khỏe và chi phí vay vốn thấp cũng giúp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Mặc dù vậy, những nghiên cứu này đều dựa trên điều kiện là thâm hụt ngân sách là nhỏ, ngắn hạn và nằm trong tầm kiểm soát; còn trong trường hợp thâm hụt ngân sách lớn, kéo dài thì đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến xã hội và tình hình kinh tế của quốc gia đó.

Thứ ba, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ có tác động cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế. Tác động tích cực này là kết quả của những hoạt động ngoại giao, tăng cường hợp tác kinh tế, trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển trong và ngoài nước.

Thứ tư, nợ quốc gia có tác động ngược chiều tới tăng trưởng kinh tế. Cùng với tình hình đang diễn ra hiện tại, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nền kinh tế các nước Đông Nam Á vẫn bị kìm hãm bởi tỷ lệ nợ quốc gia cao. Việc một số nước đang phải gánh chịu những khoản nợ lớn đã làm hạn chế các sự lựa chọn của Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế thoát khỏi vùng nguy hiểm và tiến tới một quỹ đạo tăng trưởng mới.

Thứ năm, chi tiêu quân sự có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn ủng hộ lý thuyết chi tiêu quân sự ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Bất chấp đại dịch, chi tiêu cho quân sự vẫn tiếp tục tăng. Sự phát triển của công nghệ cùng với cạnh tranh an ninh quốc gia đã thúc đẩy sản xuất

41

và các hoạt động đầu tư. Chi tiêu cho quân đội đóng góp một phần không nhỏ trong việc ổn định nền chính trị của các nước, là mấu chốt đưa nền kinh tế đi lên.

Thứ sáu, tổng tỷ suất sinh có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Rõ ràng, một quốc gia có dân số trẻ cung cấp nguồn năng lực chất lượng, dồi dào, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Ngược lại, dân số già hoá sẽ là trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế. Người lớn tuổi có xu hướng tiết kiệm cao hơn người trẻ, nhưng mức chi tiêu cho hàng tiêu dùng lại ít hơn. Tùy vào độ tuổi diễn ra sự thay đổi này, một đất nước có dân số lão hoá có thể chứng kiến tình trạng lãi suất và tỷ lệ lạm phát thấp. Đồng thời, việc thiếu hụt lao động trẻ khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, cải tiến kỹ thuật cũng bị sụt giảm. Hơn nữa, tính ổn định của các chính sách hưu trí phúc lợi gặp phải những vấn đề khi tuổi thọ con người được tăng lên. Số người phải nhận lương hưu nhiều hơn, thời gian hưởng lương hưu cũng kéo dài hơn, hậu quả là nguồn cung cho quỹ lương hưu bị thiếu hụt.

42

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 4.1. Kết quả nghiên cứu

Bài nghiên cứu đã bổ sung các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách Nhà nước và tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 – 2020. Sau khi tham khảo những nghiên cứu trước đó và sử dụng các phương pháp định lượng, nhóm nghiên cứu hoàn toàn ủng hộ trường phái thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ với nhau, góp phần vào việc phân tích các giải pháp cải thiện tình hình thâm hụt ngân sách ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Nhóm tác giả đã tham khảo và chọn các biến trong mô hình bao gồm biến phụ thuộc là mức độ tăng trưởng GDP hằng năm, các biến độc lập lần lượt là: thâm hụt ngân sách, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, nợ quốc gia, chi tiêu cho quân sự và tổng tỷ suất sinh. Mô hình hồi quy không mắc các khuyết tật như tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, đa cộng tuyến. Tuy nhiên, do chỉ thống kê số liệu của một vài nước Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2020 nên kết quả hồi quy chưa hoàn toàn chính xác. Đồng thời, hạn chế về mặt kiến thức và lý luận của nhóm cũng là không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Môn: TÀI CHÍNH CÔNG Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2000 – 2020 HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)