Mặc dù đã có một số đóng góp cho việc nghiên cứu về ảnh hưởng của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cùng một số yếu tố khác đến khả năng trốn thuế của các công ty đa quốc gia tại châu Á, nhưng vẫn còn một số hạn chế cần giải quyết:
Hạn chế liên quan đến chất lượng số liệu: Do còn nhiều khó khăn liên quan đến việc thu thập dữ liệu, vì trốn thuế là một hoạt động bất hợp pháp và trái với pháp luật, cá nhân thường miễn cưỡng thừa nhận hành vi trốn thuế của mình. Phạm vi dữ liệu lớn nên không thể xác định được mức độ chính xác của từng dữ liệu. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu, nhận thấy do nỗi sợ bị xử phạt hoặc bị kiểm tra mà các cá nhân, tổ chức thường đưa ra những câu trả lời không đúng sự thật hoặc từ chối khảo sát. Tuy vậy, nghiên cứu đã kết hợp cùng cơ sở dữ liệu thực tế để đối chiếu và kiểm tra tăng sự chính xác.
Chưa nghiên cứu đến tác động của yếu tố tinh thần thuế và yếu tố xử phạt: do gặp khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu, nghiên cứu chưa thể đưa ra mối quan hệ giữa yếu tố tinh thần thuế và yếu tố xử phạt với việc trốn thuế. Tinh thần thuế là động lực nội tại để nộp thuế, xử phạt là yếu tố khách quan trong việc kiểm soát trốn thuế. Do đó, việc thiếu đi hai yếu tố này có thể chưa làm rõ được mối quan hệ giữa hai yếu tố trên với việc trốn thuế.
Chưa nghiên cứu đến tác động của các yếu tố vĩ mô: Do hạn chế về dữ liệu và kiến thức, nghiên cứu chưa đề cập tới tác động của các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, GDP, ... Mối quan hệ giữa các yếu tố trên với hành vi trốn thuế chưa được khám phá hết nên có thể bị bỏ sót một số biến quan trọng.
Hạn chế trong khả năng chạy mô hình: Các thành viên trong nhóm đã gặp nhiều trở ngại và rất cố gắng để chạy đúng mô hình kinh tế lượng tuy nhiên vẫn còn nhiều sai sót trong quá trình chạy và cho ra kết quả.