Giải pháp liên quan đến thuế và quản lý của cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Môn: TÀI CHÍNH CÔNG Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT THUẾ TNDN ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á (Trang 37 - 77)

Một là, hướng tới mục tiêu tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch,

ổn định thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với chi phí hợp lý về nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng tốt nhất .., thu hút cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Để làm được điều này, cần có một chính sách thuế được lên kế hoạch chiến lược tổng thể cho mục đích dài hạn, đồng bộ từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

Hai là, cần thiết lập cơ chế quản lý thuế thích ứng hiệu quả với mô hình kinh doanh phức tạp của các doanh nghiệp lớn, trong đó có các công ty đa quốc gia. Tổng cục Thuế cần lập một bộ phận chuyên sâu và mạnh để quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp lớn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Việc quản lý các tập đoàn, công ty đa quốc gia tập trung tại một đầu mối sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho người nộp thuế. Hơn nữa, việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc tuân thủ nghĩa vụ của mình.

Ba là, cần có quy định thắt chặt hơn nữa về việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Việc ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp luôn gắn với hoạt động xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể lợi dụng những kẽ hở của việc này để thực hiện những hành vi nhằm kê khai sai lệch số thuế phải nộp. Do đó, giải pháp đề ra trong trường hợp này là cần xây dựng một hệ thống quản lý việc xuất và kê khai hóa đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp, trong đó có các công ty đa quốc gia. Theo đó, pháp luật nên có quy định bắt buộc người bán hàng hóa, dịch vụ phải xuất tất cả các hóa đơn giá trị gia tăng. Điều này sẽ nhằm

mục đích tạo thói quen cho người tiêu dùng nhận hóa đơn chứng từ khi mua hàng, đồng thời giúp người bán hàng hóa dịch vụ khó có thể cung cấp những “hóa đơn khống” nhằm mục đích trốn thuế.

Bốn là, yếu tố lỗ từ hoạt động kinh doanh đã được kết luận có ảnh hưởng tới việc

trốn thuế TNDN của các công ty đa quốc gia. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp tận dụng nhằm trốn và tránh nghĩa vụ nộp thuế. Do vậy, pháp luật cần quy định rõ ràng hơn nữa về mức chuyển lỗ, thời gian chuyển lỗ cụ thể cũng như mức phạt nếu thực hiện sai trong Luật Thuế TNDN. Đồng thời, cơ quan thuế cũng cần có kế hoạch kiểm tra sớm về kê khai lỗ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đa quốc gia để hạn chế tình trạng doanh nghiệp lợi dụng lỗ để không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Năm là, đẩy mạnh thực hiện việc chi tiêu, thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc

kho bạc, tiến tới không sử dụng tiền mặt thanh toán cho việc mua bán hàng hóa. Ban hành quy chế thanh toán giữa các doanh nghiệp qua ngân hàng để ngân hàng và cơ quan thuế phối hợp với nhau trong việc kiểm soát nguồn gốc các hoạt động thanh toán qua các hệ thống của ngân hàng. Cơ quan Thuế cần cải thiện cơ sở dữ liệu để phục vụ cho mục đích quản lý thuế bằng cách yêu cầu tất cả các công ty đa quốc gia lớn hàng năm phải lập báo cáo theo từng quốc gia với dữ liệu tổng hợp về phân bổ thu nhập, lợi nhuận, thuế và các hoạt động kinh tế giữa các khu vực pháp lý thuế có hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, và các dịch vụ khác có liên quan được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam cũng cần thực hiện các quy định quản lý thuế để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Sáu là, tăng cường rà soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế của người nộp thuế cũng như

thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, kê khai thuế đối với các công ty đa quốc gia đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo 100% doanh nghiệp này đều được đưa vào diện quản lý và kê khai nộp thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, đảm bảo đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật thuế, đảm bảo công bằng và tạo môi trường tốt cho kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, cơ quan thanh tra cần xây dựng những chuyên đề thanh tra, kiểm tra đối với các công ty đa quốc gia có rủi ro cao về gian lận thuế. Trong đó, đối tượng thanh tra, kiểm tra tập trung vào các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá; kinh doanh thương mại điện tử; doanh nghiệp báo lỗ liên tục qua các năm; doanh nghiệp có số nợ thuế lớn; doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra về sử dụng chứng từ, hóa đơn bất hợp pháp, ưu đãi thuế, chuyển nhượng vốn, quyền sở hữu…; doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế, hoàn thuế…

Bảy là, Việt Nam nên tăng cường giao lưu hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các

quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới và các tổ chức quốc tế có liên quan trong việc ngăn chặn xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận bởi các biện pháp đơn phương

và song phương không khả thi do số lượng các công ty đa quốc gia ngày càng tăng, quy mô lớn và giao dịch phức tạp; cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cùng với đó, các cơ quan Thuế nên nghiên cứu và áp dụng các biện pháp chống tránh thuế và trốn hiện đang được áp dụng tại các nước thu thuế hiệu quả trên thế giới; có thể kể đến như các quy định trong Chỉ thị chống tránh thuế (Anti–tax Avoidance Directive – ATAD) của Liên minh Châu Âu (EU), các biện pháp theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế như Chương trình Chống Xói mòn Cơ sở Thuế và Dịch chuyển Lợi nhuận (BEPS), ...

KẾT LUẬN

Thuế là phương tiện cốt lõi huy động nguồn lực tài chính cho Ngân sách Nhà nước, vì thế mà hành vi trốn thuế suất thuế TNDN của các công ty đa quốc gia đã gây ra khoản thất thu rất lớn, tác động tiêu cực tới hoạt động kinh tế và quản lý tài chính của một quốc gia, nhất là đối với một nước đang phát triển như Việt Nam.

Bài tiểu luận đã tổng hợp, phân tích, lý giải và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế hành vi trốn thuế của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam. Tuy chưa thật sự đầy đủ và toàn diện, song đã đạt được một số kết quả sau:

Khái quát hóa những vấn đề về thuế, cơ sở lý thuyết và khung phân tích, tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước.

Trên cơ sở phân tích mô hình nghiên cứu, chỉ ra những yếu tố tác động tới hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp này như: thuế suất thuế TNDN trung bình các quốc gia Châu Á, số năm hoạt động, tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, lỗ năm trước liền kề, ngành nghề kinh doanh; đồng thời đưa ra được kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố thuế suất thuế TNDN tới khả năng trốn thuế của công ty đa quốc gia tại châu Á. Từ đó đưa ra được những đề xuất, giải pháp phù hợp cho cơ quan thuế và Chính phủ nhằm hạn chế hành vi trốn thuế của các công ty đa quốc gia tại lãnh thổ Việt Nam.

Do cơ chế quản lý thuế là một vấn đề mang tính trừu tượng và phức tạp, yêu cầu trình độ hiểu biết bao trùm nhiều lĩnh vực ngành nghề và cấp độ, hơn nữa do sự hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét và phê bình từ giảng viên bộ môn Tài chính công – PGS.TS.Nguyễn Thị Lan để có thể hoàn thiện nghiên cứu này hơn nữa, đáp ứng phần nào yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thuế ở nước ta hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Kim Thanh (2019). Tập đoàn đa quốc gia: Đa chiêu chuyển giá. Tạp chí Tài chính

(online). Truy cập ngày 26/11/2021 tại https://bitly.com.vn/dsgem2

2. Nguyễn Khánh Thu Hằng và Nguyễn Thị Đoan Trang (2019) Hoạt động chuyển giá tại Việt Nam và những tác động đến nền kinh tế. Tạp chí Tài chính (online).

Truy cập ngày 26/11/2021 tại https://bitly.com.vn/aui7w8

3. Dương Văn An (2020). Những tác động của chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam và một số giải pháp kiểm soát chuyển giá. Tạp chí Cộng sản (online) Truy cập ngày 26/11/2021 tại

https://bitly.com.vn/pum22h

4. Thùy Dương (2021). Doanh nghiệp FDI báo lỗ: Lỗ thật hay hành vi chuyển giá?

Báo Vietnam+ (online). Truy cập ngày 27/11/2021 tại https://bitly.com.vn/d7d88s

5. Tô Hà (2020), Ngăn chặn chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài, Nhân dân điện tử, Truy cập ngày 27/11/2021 tại https://bitly.com.vn/7j2igi

6. Lê Xuân Trường (2016) Chống gian lận thuế trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện, Học viện Tài chính. Truy cập ngày 27/11/2021 tại

7. Lê Xuân Trường, Nguyễn Đình Chiến (2013) Nhận diện các hành vi gian lận thuế,

tạp chí Tài chính. Truy cập ngày 28/11/2021 tại https://bitly.com.vn/itk7h8 8. Dương Công Hợp (2016) Vì sao vẫn còn “kẽ hở” để doanh nghiệp trốn thuế, Báo

Quảng Bình. Truy cập ngày 28/11/2021 tại: https://bitly.com.vn/19b21v

9. Phạm Thị Hiền Thảo (2019) Hoàn thiện quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Tài chính. Truy cập ngày 30/11/2021 tại https://bitly.com.vn/81s5uq

10. L.Thanh (2021) Thiên đường thuế sắp hết thời? Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 06/12/2021 tại https://bitly.com.vn/o06ma8

11.Minh Phương (2021) Ngành Thuế triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, Báo điện tử Đảng Cộng sản. Truy cập ngày 06/12/2021 tại

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. M. G. Allingham & A. Sandmo (1972) INCOME TAX EVASION: A

THEORETICAL ANALYSIS. Journal of Public Economics, 1, 323-338. Truy cập ngày 25/11/2021 tại https://bitly.com.vn/8v8r44

2. Andreoni, J., Erard, B. & Feinstein, J (1998) Tax Compliance. Journal of

Economic Literature, 36, 818-860. Truy cập ngày 25/11/2021 tại

https://bitly.com.vn/3ky6pi

3. J. Kumar & Neha (2020) Causes of Tax Evasion and Avoidance-Facts from NCR

of India (online) Research Gate. Truy cập ngày 26/11/2021 tại

https://bitly.com.vn/npbww0

4. Awan, A. G & Hannan, A. (2014). THE DETERMINANTS OF TAX EVASION IN PAKISTAN-A CASE STUDY OF SOUTHERN PUNJAB, International

Journal of Development and Economic Sustainability, 2, 50-69. Truy cập ngày

26/11/2021 tại https://bitly.com.vn/285o21

5. Pablo Serra (2005) Performance Measures in Tax administration: Chile as a case study. Public Administration and Development, p.115-124 Truy cập ngày

28/11/2021 tại: https://bitly.com.vn/ryudoc

6. J, T. Bernard, R. Weiner (1990) Multinational Corporations, Transfer Prices, and Taxes: Evidence from the U.S. Petroleum Industry, Taxation in the Global

Economy, p.123-160. Truy cập ngày 29/11/2021 tại https://bitly.com.vn/byzflg

7. Markus Henn (2013) Tax Havens and the Taxation of Transnational Corporations,

WEED, Tax Havens and Transnational Corporations. Truy cập ngày 29/11/2021

tại https://bitly.com.vn/z75yn9

8. C. Fuest & N. Riede (2009) Tax evasion, tax avoidance and tax expenditures in developing countries: A review of the literature. Truy cập ngày 26/11/2021 tại https://bitly.com.vn/yp7bx0

9. Jane G. Gravelle (2015) Tax Havens: International Tax Avoidance and Evasion. Truy cập ngày 26/11/2021 tại https://bitly.com.vn/hrce2z

10.James Alm (2012) Measuring, Explaining, and Controlling Tax Evasion: Lessons from Theory, Experiments, and Field Studies, Tulane Economics Working Paper

Series, Working Paper 1213. Truy cập ngày 26/11/2021 tại:

https://bitly.com.vn/ix1wpq

11.Agnar Sandmo (2005) “The theory of tax evasion: A retrospective view”

Discussion Paper 31/04 Norwegian School of Economics and Business

PHỤ LỤC

1. Kết quả trong do.file

1 encode Cngty,gen(Cty)

2 sum taxasia year rev size debt

3 tab Tronthue 4 tab loss

5 spearman Tronthue taxasia,stats (rho) 6 spearman Tronthue year,stats (rho) 7 spearman Tronthue rev,stats (rho) 8 spearman Tronthue size,stats (rho) 9 spearman Tronthue debt,stats (rho) 10 spearman Tronthue loss,stats (rho)

11 probit Tronthue taxasia year rev size debt loss 12 linktest

13 lfit

14 corr Tronthue taxasia year rev size debt loss 15 reg Tronthue taxasia year rev size debt loss 16 vif

17 hetprobit Tronthue taxasia year rev size debt loss, het(taxasia year rev size debt loss)

18 estat classification

2. Danh sách công ty nghiên cứu định lượng

STT Tên công ty Trụ sở chính

1 Unilever London, Vương quốc Anh

2 Meta Platforms, Inc. Menlo Park, California, Hoa Kỳ 3 The Coca-cola company Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ

4 PepsiCo, Inc. Harrison, New York, Hoa Kỳ

5 Shell plc Haagse Hout, The Hague, Hà Lan

6 Pfizer Inc. New York, Hoa Kỳ

7 Microsoft Corporation Redmond, Washington, Hoa Kỳ

8 Sony Group Corporation Minato, Tokyo, Japan

9 Honda Motor Company, Ltd. Minato, Tokyo, Japan

11 Tencent Holdings Ltd. Shenzhen, Trung Quốc

12 Nike Inc. Beaverton, Oregon, Hoa Kỳ

13 Walmart Inc. Bentonville, Arkansas, Hoa Kỳ

14 HSBC Holdings plc London, Vương Quốc Anh

15 Apple Inc. California, Hoa Kỳ

16 Target Corporation Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ 17 McDonald's Corporation Chicago, Illinois, Hoa Kỳ 18 Alibaba Group Holding Limited Hangzhou, Zhejiang, Trung Quốc 19 Twitter, Inc. San Francisco, California, Hoa Kỳ 20 Uber Technologies, Inc. San Francisco, California, Hoa Kỳ

21 Alphabet Inc. Mountain View, California, Hoa Kỳ

22 Chubb Limited Zürich, Thụy Sỹ

23 Amazon.com, Inc. Seattle, Washington, Hoa Kỳ

24 Intel Corporation Santa Clara, California, Hoa Kỳ 25 The Walt Disney Company Burbank, California, Hoa Kỳ

26 Schlumberger Limited Curaçao, Hà Lan

27 Sea Limited Singapore

28 Johnson & Johnson New Jersey, Hoa Kỳ

29 The Procter & Gamble Company Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ

30 Etsy, Inc. Brooklyn, New York, Hoa Kỳ

31 Citigroup Inc. New York, Hoa Kỳ

32 Toyota Motor Corporation Toyota City, Aichi, Nhật Bản

33 Bayerische Motoren Werke AG Munich, Đức

35 Shinhan Bank Co., Ltd. Jung-gu, Seoul, Hàn Quốc 36 Kellogg Company Battle Creek, Michigan, Hoa Kỳ 37 General Mills, Inc. Golden Valley, Minnesota, Hoa Kỳ 38 The Kraft Heinz Company Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ 39 The Boeing Company Chicago, Illinois, Hoa Kỳ 40 Ford Motor Company Dearborn, Michigan, Hoa Kỳ

41 ING group Amsterdam, Hà Lan

42 Dell Inc. Round Rock, Texas, Hoa Kỳ

43 Halliburton Company Dubai, UAE

44 The Estée Lauder Companies Inc. New York City, New York, Hoa Kỳ

45 Coty Inc. New York, Hoa Kỳ

46 News Corporation New York City, New York, Hoa Kỳ

47 Tesla, Inc. Austin, Texas, Hoa Kỳ

48 Volkswagen AG Wolfsburg, Đức

49 Logitech International S.A. Lausanne, Thụy Sỹ

50 Baidu, Inc Bắc Kinh, Trung Quốc

51 POSCO Pohang, Hàn Quốc

52 Flotek Industries Inc. Houston, Texas, Hoa Kỳ

53 Oceaneering International, Inc. Houston, Texas, Hoa Kỳ

54 Abbott Laboratories Abbott Park, Illinois, Hoa Kỳ

55 Starbucks Corporation Seattle, Washington, Hoa Kỳ

56 Yum! Brands, Inc. Louisville, Kentucky, Hoa Kỳ

57 The Western Union Company Denver, Colorado, Hoa Kỳ

59 Lockheed Martin Corporation Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ

60 Newpark Resources Inc. Woodlands, Texas, Hoa Kỳ

61 LG Electronics Inc. Seoul, Hàn Quốc

62 Wells Fargo & Company San Francisco, California, Hoa Kỳ

63 IBM Corporation Armonk, New York, Hoa Kỳ

64 Paypal Holdings, Inc. San Jose, California, U.S.

65 Chevron Corporation San Ramon, California, Hoa Kỳ

66 MetLife, Inc. New York City, New York, Hoa Kỳ

67 BHP group Limited Melbourne, Úc

68 AT&T Inc. Dallas, Texas, Hoa Kỳ

69 Archer-Daniels-Midland Company Chicago, Illinois, Hoa Kỳ

70 Airbus Group, Inc. McNair, Virginia, Hoa Kỳ

71 CBRE Group, Inc. Dallas, Texas, Hoa Kỳ

72 Novo Nordisk A/S Bagsværd, Đan Mạch

73 Oracle Corporation Austin, Texas, Hoa Kỳ

74 Aegon Life Insurance Company Mumbai, Ấn Độ

75 Costco Wholesale Corporation Issaquah, Washington, Hoa Kỳ

76 Danaher Corporation Washington, D.C., Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Môn: TÀI CHÍNH CÔNG Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT THUẾ TNDN ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á (Trang 37 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)