Thực trạng trong công tác quản lý thuế của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Môn: TÀI CHÍNH CÔNG Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT THUẾ TNDN ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á (Trang 35 - 37)

Tại Việt Nam hiện nay, ngoài hệ thống văn bản pháp luật thuế TNDN đã được ban hành; chính phủ đã cho ra đời Luật quản lý thuế và những quy định liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế trong quản lý và kiểm tra việc chấp hành nội quy của các doanh nghiệp. Thực trạng cho thấy, Việt Nam cũng đã vận dụng các kinh nghiệm quốc tế vào công ác quản lý thuế nhằm hạn chế việc trốn thuế của doanh nghiệp. Cụ thể;

Thứ nhất, cơ quan thuế nước ta triển khai việc áp dụng hóa đơn điện tử và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những quy định ở Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 đến ngày 12/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hoá, dịch vụ thay cho hóa đơn giấy bắt buộc cho tổ chức, các nhân.

Thứ hai, cơ quan thuế nỗ lực công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành thuế tại các công ty đa quốc gia. Theo quy định kiểm tra được ban hành kèm Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015, việc kiểm tra chuyên sâu đã giúp các cơ quan thuế nhận dạng các hình thức, thủ đoạn gian lận và nhanh chóng chấn chỉnh các doanh nghiệp, qua đó hệ thống hóa các hình thức, thủ đoạn gian lận.

Thứ ba, cơ quan thuế đã thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn chính sách thuế đối với

doanh nghiệp, mở các buổi tọa đàm, tuần lễ hỗ trợ người nộp thuế góp phần gây dựng lòng tin và thái độ tốt với doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó các lớp đào tạo bồi dưỡng công chức thuế về cơ quan nghiệp vụ cũng được tổ chức hằng năm, quán triệt tình trạng tham nhũng cán bộ, công chức.

Thứ tư, Chính phủ đã xây dựng một hệ thống chính sách pháp luật đồ sộ nhằm phục

vụ công tác quản lý thuế cũng như hạn chế việc trốn thuế của các doanh nghiệp. Một số các văn bản pháp luật được áp dụng trong công tác quản lý thuế được liệt kê trong bảng dưới đây:

Bảng 3. 1: Bảng tổng hợp các quy định pháp lý tại Việt Nam trong công tác quản lý thuế

STT Tên văn bản Nội dung Ngày có hiệu lực

1 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/06/2012 Luật Xử lý vi phạm hành chính 01/07/2013

2 Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc

biệt và Luật Quản lý thuế

01/07/2016

3

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày

13/06/2019

Luật Quản lý thuế 01/07/2019

4 Nghị định 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010

Quy định về hóa đơn bán

hàng hóa, cung ứng dịch vụ 01/01/2011

5 Nghị định 20/2017/NĐ-

CP ngày 24/02/2017

Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch

liên kết 01/05/2017 6 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 Quy định xử phạt vi phạm

hành chính về thuế, hóa đơn 05/12/2020

7 Thông tư 78/2014/TT- BTC ngày 18/06/2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập

doanh nghiệp 02/08/2014 8 Thông tư 130/2016/TT- BTC ngày 12/08/2016 Hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các

Thông tư về thuế

01/07/2016

Nguồn: Tổng hợp từ website: http://vanban.chinhphu.vn/

Hiện nay, theo Luật quản lý thuế và Luật xử phạt vi phạm hành chính hiện hành, các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong việc kê khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, trốn thuế, gian lận thuế của doanh nghiệp chủ yếu chịu hình thức phạt tiền tùy theo mức độ và hành vi, các doanh nghiệp phải nộp phạt với một tỷ lệ nhất định.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp khó khăn bằng cách ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19, Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng trong năm 2020 và 2021, Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân), tiền thuê đất trong năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19... tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp lợi dụng dịch bệnh để trốn thuế, gây ra khó khăn trong công tác kiểm soát thanh tra cũng như thất thoát nguồn thuế nộp về ngân sách Nhà nước.

Như vậy, Chính phủ rất quan tâm tới công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhằm hạn chế hành vi gian lận thuế suất của doanh nghiệp và chống thất thu thuế cho Nhà nước.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Môn: TÀI CHÍNH CÔNG Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT THUẾ TNDN ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)