Những năm qua, giáo dục đại học (GDĐH) của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ Một số trường đại học

Một phần của tài liệu 2019-ky-I_637027698516858188 (Trang 30 - 32)

đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Một số trường đại học hàng đầu trở thành điểm sáng, tiên phong trong hệ thống giáo dục Việt Nam, từng bước xác lập được vị thế của mình. Tuy nhiên, chất lượng GDĐH vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong thời gian tới. Theo bảng xếp hạng U21 của Hiệp hội các trường đại học Universitas 21 và Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) của Anh, GDĐH Việt Nam chưa lọt top 50 thế giới.

KINH TẾ - XÃ HỘI

Cùng với đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học của các trường đại học cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Theo Báo cáo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2016, khu vực các trường đại học đóng góp hơn 50% tổng số nhân lực khoa học công nghệ trong cả nước. Năm 2017, trong các cơ sở GDĐH đã có 945 nhóm nghiên cứu. Số lượng các công bố, đặc biệt là công bố quốc tế và ảnh hưởng khoa học thể hiện qua mức độ được trích dẫn tăng mạnh. Chỉ tính riêng công bố quốc tế của 30 trường đại học hàng đầu Việt Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2018 đã đạt 10,5 nghìn bài, bằng tất cả

công bố trên toàn quốc giai đoạn 5 năm (từ năm 2011-2015).

Ngoài ra, hoạt động tự chủ đại học cũng đã được đẩy mạnh. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017 đã có 23 cơ sở GDĐH thí điểm thành công, có sự phát triển, lan tỏa giúp toàn hệ thống GDĐH chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng hoạt động, tiến tới tự chủ đại học.

Công tác kiểm định chất lượng được tăng cường. Số lượng các cơ sở GDĐH đạt tiêu chuẩn kiểm định

quốc tế và trong nước tăng lên. Năm 2018, cả nước có khoảng 90 cơ sở GDĐH được công nhận bởi tổ chức kiểm định trong nước và 5 cơ sở GDĐH được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế. Bên cạnh đó, có 112 chương trình đào tạo đại học đã được đánh giá và công nhận, gồm 8 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 104 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Có thể thấy, trong nhiều năm đổi mới, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học của Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Vị thế các trường đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng châu Á được nâng cao. Theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017-2018, Việt Nam xếp hạng 84/137 quốc gia về chất lượng hệ thống giáo dục đại học và 79/137 quốc gia về khả năng đổi mới. Chỉ có hai trường đại học Việt Nam nằm trong top 1.000 trường trên thế giới (ĐH Quốc gia Hà Nội; ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh).

Bên cạnh đó, các trường đại học nỗ lực nâng hạng. Theo kết quả xếp hạng 505 trường đại học tốt nhất châu Á năm 2019 do tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) của Anh thực hiện, Việt Nam có 7 trường đại học lọt top. Đó là Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 124), Đại học Quốc gia TP HCM (144), Đại học Bách khoa Hà Nội (nhóm 261-270), Đại học Tôn Đức Thắng (nhóm 291-300), Đại học Cần Thơ (nhóm 351-400), Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng (nhóm 451-500).

Vẫn còn nhiều khó khăn

Mặc dù GDĐH thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, song chất lượng GDĐH vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Nhiều cơ sở GDĐH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

ThS. Bùi Thị Hồng Dung

chất lượng đào tạo chưa cao, nhất là đào tạo sau đại học, liên kết, liên thông… Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng còn hạn chế khi số lượng công trình, bài báo, các phát minh, sáng chế chưa tương xứng với tiềm năng.

Một số trường đại học sau thời gian hoạt động vẫn chưa đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng theo đề án thành lập trường. Việc thành lập trường, mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh… chủ yếu dựa trên năng lực của cơ sở đào tạo, chưa bám sát nhu cầu thị trường lao động… Cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Việc triển khai đào tạo chất lượng cao trình độ đại học không đồng đều, chủ yếu tập trung ở những trường đại học lớn trong khi các trường đại học do địa phương quản lý còn chậm được triển khai.

Cơ sở pháp lý về tự chủ đại học chưa vững chắc và thiếu đồng bộ nên việc triển khai còn nhiều lúng túng, chưa thống nhất; một số nội dung cam kết của Chính phủ (theo tinh thần của Nghị quyết 77) chưa được thực hiện (như: Cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, hỗ trợ lãi suất vay) gây khó khăn cho nhiều cơ sở GDĐH. Tự chủ chưa gắn liền với đổi mới quản trị đại học và trách nhiệm giải trình xã hội.

Bên cạnh đó, nguồn tài chính chưa nhiều, chi phí thấp, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm nghèo nàn, chưa tạo môi trường làm việc cho các nhà khoa học giỏi; Chính sách khuyến khích và thúc đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo cơ chế thúc đẩy sự bình đẳng giữa các trường thuộc khối công lập và

ngoài công lập cũng như đáp ứng yêu cầu cạnh tranh về chất lượng với các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn.

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với GDĐH hiện nay, hệ thống GDĐH Việt Nam trong thời gian tới tập trung vào các giải pháp như:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển GDĐH, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học; các quy định tự chủ đối với các cơ sở GDĐH công lập; quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH và đào tạo giáo viên theo các quy chuẩn chất lượng, phù hợp với Nghị quyết 19-NQ/TW và Luật Quy hoạch; xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển GDĐH

giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035; kế hoạch và giải pháp tăng cường số lượng các trường đại học Việt Nam có mặt trong các bảng xếp hạng quốc tế.

Thứ hai, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, đầu tư, hỗ trợ các trường đại học theo hình thức đặt hàng; đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với việc tập trung kiểm định chương trình đào tạo.

Thứ ba, tăng cường đầu tư, đổi mới cơ chế tài chính GDĐH, các trường tự xác định mức học phí tương xứng với chất lượng đào tạo; ưu tiên đầu tư ngân sách để phát triển một số cơ sở GDĐH, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành, vùng đặc thù để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; có cơ chế phân bổ nguồn lực cho GDĐH theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả…

Thứ tư, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phát triển tư duy sáng tạo của học viên; quản lý chất lượng tổng thể bao gồm: Quản lý các điều kiện đầu vào, quản lý quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra phù hợp với khung trình độ quốc gia; triển khai các giải pháp nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Công bố các điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp, các sản phẩm khoa học công nghệ của trường.

Thứ năm, nâng cao chất lượng hình thành đội ngũ giảng viên năng động, cập nhật kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình hội nhập quốc tế, tạo ra những “sản phẩm” có chất lượng, đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước./.

Một phần của tài liệu 2019-ky-I_637027698516858188 (Trang 30 - 32)