Chỉ số thương mại điện tử do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam xây dựng từ năm 2012 là một công cụ định lượng hữu

Một phần của tài liệu 2019-ky-I_637027698516858188 (Trang 33)

Việt Nam xây dựng từ năm 2012 là một công cụ định lượng hữu ích giúp xác định tình hình phát triển thương mại điện tử trên cả nước cũng như từng địa phương. Chỉ số được xây dựng dựa trên 4 trụ cột là hạ tầng và nguồn nhân lực (NNL&HT); giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); dịch vụ công trực tuyến (G2B). Kết quả công bố dựa trên cuộc khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy, chỉ số thương mại điện tử (TMĐT) của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2017 đến 2019 liên tiếp đứng trong Top đầu cả nước về xếp hạng thứ bậc và điểm số.

KINH TẾ - XÃ HỘI

Thực trạng chỉ số thương mại điện tử

Theo kết quả được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố, chỉ số thương mại điện tử của tỉnh Bắc Ninh năm 2017 đạt 38,9 điểm, xếp thứ 6 cả nước; năm 2018 đạt 46,3 điểm, tăng 7,4 điểm so với năm 2017 nhưng lại giảm 1 bậc và chỉ đứng thứ 7 toàn quốc; đến năm 2019 tỉnh Bắc Ninh đạt 52,5 điểm, tăng 5,9 điểm và tăng 1 bậc so với năm 2018, xếp thứ 6 toàn quốc. Như vậy, mặc dù luôn trong tốp đầu cả nước từ năm 2017, nhưng chỉ đến năm 2019 tỉnh Bắc Ninh mới nằm trong tốp những địa phương đạt chỉ số điểm cao từ 50/100 điểm trở lên, chỉ xếp sau các địa phương là:

TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bình Dương. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội tiếp tục là 2 địa phương dẫn đầu với chỉ số thương mại điện tử lần lượt là 86,8 điểm và 84,3 điểm, bỏ khá xa so với địa phương đứng thứ 3 là Hải Phòng với 59,6 điểm, Đà Nẵng là 57,5 điểm và Bình Dương là 54,0 điểm.

Về chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin (với trọng số điểm chiếm 20%, được xây dựng dựa trên nhóm các chỉ số thành phần bao gồm: Khả năng đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp trong lĩnh vực thương mại điện tử; tính thuận tiện trong quá trình tuyển dụng nhân sự chuyên trách cũng như cơ cấu trong việc đầu tư

nhân sự chuyên trách thương mại điện tử ra sao; mức độ lao động thường xuyên sử dụng e-mail hay các công cụ hỗ trợ khác… trong công việc), năm 2017, tỉnh Bắc Ninh đạt 19,8 điểm, cao hơn điểm trung bình cả nước 2,1 điểm, đứng thứ 8 cả nước; năm 2018, đạt 40 điểm, cao hơn trung bình cả nước 6,2 điểm và tăng đến 20,2 điểm so với năm 2017, xếp thứ 5 cả nước; đến năm 2019, chỉ số này Bắc Ninh đạt 42,0 điểm, cao hơn trung bình cả nước 6,4 điểm và tăng 2,0 điểm so với năm 2018, xếp thứ 5 toàn quốc, chỉ sau: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Về chỉ số giao dịch thương mại doanh nghiệp với người tiêu dùng - B2C, (với trọng số điểm chiếm

Một phần của tài liệu 2019-ky-I_637027698516858188 (Trang 33)