Sau vài tháng đạt được tiến triển đáng kể trong đàm phán thương mạ

Một phần của tài liệu 2019-ky-I_637027698516858188 (Trang 44 - 46)

- Thân mật với chủ hộ như người trong một nhà; Vui vẻ như người trúng xổ số giải khuyến

Sau vài tháng đạt được tiến triển đáng kể trong đàm phán thương mạ

đáng kể trong đàm phán thương mại song phương, ngày 10/5/2019, lệnh áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào hàng hóa Trung Quốc đã “dội gáo nước lạnh” vào những hy vọng về khả năng đạt được một thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế, việc Mỹ nâng thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc và những động thái “ăn miếng, trả miếng” từ phía Trung Quốc đang đặt ra nhiều rủi ro lớn đối với nền kinh tế của hai quốc gia và toàn cầu.

QUỐC TẾ

Đến tháng 2/2019, Mỹ hoãn kế hoạch áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng của Trung Quốc dự kiến bắt đầu từ ngày 1/3/2019 do tuyên bố giữa hai bên đã đạt được những tiến bộ tích cực.

Sau khi giới chức Mỹ và Trung Quốc đã ngồi vào đàm phán và tìm kiếm thỏa thuận giúp chấm dứt cuộc chiến thương mại, các nhà phân tích đều lạc quan và cho rằng sự nhượng bộ lẫn nhau trong các vòng đàm phán trước được xem là những yếu tố tích cực đưa các bên xích lại gần nhau.

Tuy nhiên, sang những ngày đầu tháng 5/2019, cả Mỹ và Trung Quốc đều khăng khăng giữ quan điểm của mình và kiên quyết không nhượng bộ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc trong các hoạt động thương mại và cho rằng Washington đã thiệt hại hàng tỷ USD vì Bắc Kinh, đồng thời tuyên bố sẽ bảo vệ thương mại của nước này.

Bế tắc trên đã đẩy cuộc thương chiến lên một mức mới. Ngày 10/5/2019, Mỹ chính thức tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, đồng thời đe dọa sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với tất cả các hàng hóa Trung Quốc, với lý do Bắc Kinh đã đột ngột từ bỏ cam kết và yêu cầu sửa đổi dự thảo thỏa thuận. Ngay lập tức, ngày 13/5, Bắc Kinh phản ứng bằng tuyên bố áp dụng mức thuế tối đa 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu trị giá 60 tỷ USD từ Mỹ từ ngày 1/6. Phía Trung Quốc giải thích do Mỹ không dỡ bỏ toàn bộ thuế quan, đòi hỏi mua hàng phi lý và đặc biệt là ngôn từ trong dự thảo “không cân bằng” làm ảnh hưởng đến chủ quyền của nước này.

Bên cạnh đó, viện dẫn lý do tập đoàn công nghệ Trung Quốc

Huawei có thể lợi dụng các sản phẩm công nghệ để do thám cho chính quyền Bắc Kinh, Tổng thống Danald Trump đã mở mặt trận mới về công nghệ trong cuộc chiến, giáng một đòn mạnh vào tập đoàn Huawei, một trong những công ty lớn nhất và thành công nhất của Trung Quốc. Ngày 15/5, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố đưa Huawei cùng hàng chục chi nhánh vào danh sách đối tượng bị Washington nhận định có khả năng tham gia hoạt động đi ngược lại lợi ích hoặc an ninh quốc gia Mỹ. Với quyết định này, các công ty Mỹ khi muốn cung cấp linh kiện cho Huawei phải xin giấy phép căn cứ theo hàng loạt quy định kiểm soát xuất khẩu. Trên thực tế, chứng minh được việc bán sản phẩm không gây tổn hại đến an ninh quốc gia là chuyện rất khó khăn. Ngoài ra, Chính quyền Tổng thống Trump còn dọa sẽ “cấm cửa” thêm 5 công ty Trung Quốc trong lĩnh vực camera giám sát và cảnh báo UAV (Thiết bị bay không người lái) của nước này có thể đánh cắp dữ liệu. Washington cũng thúc giục các đồng minh không sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng 5G và đến nay, nhiều nước, trong đó có Australia và New Zealand đã hưởng ứng. Một loạt công ty của Mỹ ngay lập tức tuyên bố cắt đứt quan hệ với Huawei. Google tuyên bố cấm Huawei sử dụng tất cả phần mềm từ hệ thống điều hành Android, YouTube, Google Search, Google Play Store, Chrome cùng các phần mềm dịch vụ khác như Google Map, Gmail trong các phiên bản tương lai. Sau đó, các hãng sản xuất linh kiện như Qualcomm, Intel, Xilinx, Broadcom đồng loạt có động thái tương tự, kéo theo Infineon Technologies nhà sản xuất chip của Đức cũng tuyên bố dừng xuất xưởng sản phẩm của mình cho Huawei Technology. Về phía mình, Huawei liên tiếp phủ nhận

các cáo buộc rằng sử dụng sản phẩm của hãng sẽ dẫn đến rủi ro về an ninh và cam đoan hãng độc lập với chính phủ Trung Quốc. Đồng thời, Huawei cũng đã đệ đơn yêu cầu tòa án Mỹ đẩy nhanh quá trình xét xử để «ngừng ngay các hành động bất hợp pháp» chống lại hãng này.

Như vậy, sau hơn 1 năm với 11 vòng đàm phán, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tưởng chừng đang diễn biến tích cực thì lại đột ngột rơi vào “bế tắc”. Các chuyên gia đều có chung nhận định, hiện cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang trong giai đoạn căng thẳng nhất và dự kiến sẽ còn kéo dài, lan rộng và phức tạp hơn khi cả hai bên đều đang áp dụng các biện pháp cứng rắn trong thương mại.

Kinh tế toàn cầu thiệt hại

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu trong suốt năm qua và gây bất an cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Giới quan sát nhận định, chịu tác động trực tiếp của cuộc chiến thương mại sẽ là Mỹ và Trung Quốc, nhưng hệ lụy của nó sẽ ảnh hưởng tới nhiều bên với tác động dây chuyền lan tỏa.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng, chính sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là yếu tố chính góp phần vào “suy yếu đáng kể tăng trưởng kinh tế toàn cầu” cuối năm 2018. Mới đây, ngày 23/5/2019, IMF cảnh báo căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang sẽ gây nguy hiểm cho đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019, làm suy giảm lòng tin và gia tăng gánh nặng cho người tiêu dùng. Theo đó, nếu Mỹ thực thi “đe dọa” áp thuế đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc thì GDP toàn cầu trong ngắn hạn có thể giảm 0,33 điểm phần trăm. Những quốc gia đóng vai trò

của Mỹ hoặc của Trung Quốc và các đối tác thương mại quan trọng sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp.

Quỹ hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, hối thúc các chính phủ giải quyết tranh chấp thương mại. Cụ thể, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 từ mức 3,3% xuống 3,2%. Trong một tuyên bố, OECD nhấn mạnh các chính phủ cần hành động khẩn cấp để phục hồi tăng trưởng; tranh chấp thương mại cần được giải quyết thông qua hợp tác quốc tế và cải thiện hệ thống dựa trên luật định quốc tế. Theo OECD, các nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số và kỹ năng nhằm đáp ứng các thách thức trong tương lai.

Đa số các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát hàng tháng do hãng tin Reuters thực hiện đều có chung dự báo, nguy cơ suy giảm

40%, tăng so với con số 35% so với cuộc khảo sát trước đó, nguyên nhân là do diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang có chiều hướng xấu hơn. Theo dự báo trung bình của 120 nhà kinh tế tham gia khảo sát, mức thuế nhập khẩu lên tới 25% là một trở lực thực sự đối với nền kinh tế Mỹ. Kinh tế Mỹ đã để mất đáng kể động lực khi nhịp độ tăng trưởng giảm từ mức 3,2% trong quý I/2019 xuống 2% trong quý II/2019.

Một kết quả nghiên cứu của Cục dự trữ quốc gia Mỹ (FED) công bố mới đây cũng cho thấy, đợt đánh thuế mới nhất của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ khiến mỗi hộ gia đình Mỹ trung bình mất 831 USD/năm. Trong một báo cáo khác của Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) đã cảnh báo, việc tăng thuế trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang sẽ khiến một loạt cửa hàng bán

mềm như: May mặc, giày da, dệt may phải dừng hoạt động hoặc gây ra sự ngừng trệ đáng kể của các ngành này trên khắp nước Mỹ.

Tuy vậy, chính quyền Tổng thống Donald Trump khẳng định kinh tế Mỹ đủ mạnh để trụ vững trước bất kỳ cú giáng nào.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi người dân tham gia một cuộc “Vạn lý Trường chinh”. Theo đó, người dân Trung Quốc cần “dũng cảm hơn và kiên cường hơn, không bao giờ khuất phục trước sức ép bên ngoài”. Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ sẵn sàng tham gia một cuộc chiến dài hạn.

Như vậy, trong thời gian tới, diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tiếp tục gây “bão” cho nền kinh tế thế giới và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa hé lộ một kết cục sáng sủa như mong đợi./.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể, cải cách thủ tục hành chính,tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhanh và hiệu quả, khuyến khích các hộ cá thể chuyển thành doanh nghiệp, tạo dựng điều kiện kinh doanh thuận lợi cho cơ sở cá thể hoạt động ổn định, lâu dài và tuân thủ pháp luật. Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để ươm tạo công nghệ, phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh.

Năm là, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước đối với hàng nhập khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm để hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam. Chủ động và tích cực chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng, nguồn nhân lực, lao động có kỹ năng và năng lực quản lý ở cả trung ương và đặc biệt ở địa phương. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, nhất là chủ động tiếp cận các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực về công nghệ, tài chính và thị trường. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nhất là công nghiệp chế biến sâu, chế biến sản phẩm nông nghiệp; công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng. Chấn chỉnh hoạt động du lịch, khách sạn, nhà hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ

khách du lịch. Tăng cường xúc tiến, quảng bá, phát triển mạnh mẽ du lịch nhằm lan tỏa tới các ngành sản xuất và dịch vụ phát triển, có chính sách, biện pháp thu hút hiệu quả khách du lịch quốc tế, nhất là khách đến từ các thị trường có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày tại Việt Nam.

Sáu là, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai nhằm hạn chế tối đa thiệt hại. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ./.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Một phần của tài liệu 2019-ky-I_637027698516858188 (Trang 44 - 46)