NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔ

Một phần của tài liệu 2019-ky-I_637027698516858188 (Trang 41)

- Thân mật với chủ hộ như người trong một nhà; Vui vẻ như người trúng xổ số giải khuyến

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔ

Theo kết quả điều tra khảo sát mức sống của TCTK, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, chi tiêu đời sống của dân cư có xu hướng tăng nhanh. Năm 2004 chi tiêu đời sống bình quân 1 hộ 1 tháng chỉ vào khoảng 1,5 triệu đồng, đến năm 2010 là khoảng 4,5 triệu đồng và 2016 lên tới 7,6 triệu đồng. Qua 12 năm, chi tiêu tăng thêm 6,1 triệu đồng, tăng xấp xỉ 386%, cùng với sự gia tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Năm 2004, chi bình quân hộ một tháng ở nông thôn là 1,2 triệu đồng và thành thị là 2,5 triệu đồng; năm 2010, mức chi tiêu này tăng lên lần lượt là 3,5 triệu đồng và 6,7 triệu đồng (chênh lệch giữa hai khu vực là 3,2 triệu đồng), năm 2016 là 6,1 triệu đồng và 10,8 triệu đồng (mức chênh lệch tăng lên thành 4,7 triệu đồng).

Chi tiêu cho giáo dục

Chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học trong 12 tháng giai đoạn 2010-2016 tăng dần qua các năm. Năm 2010, một người đi học chi tiêu bình quân khoảng 3 triệu đồng cho việc đi học trong 12 tháng; thì đến năm 2016, chi tiêu này là gần 5,5 triệu đồng/người, tương ứng tăng 80,3%. Điều này cho thấy, đầu tư của các hộ gia đình vào giáo dục

đào tạo ngày càng tăng mạnh, phản ánh sự quan tâm của hộ gia đình tới việc học hành của thế hệ trẻ; đồng thời cho thấy chất lượng đời sống của các gia đình Việt Nam đang dần được nâng cao.

Xét về sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, sự chênh lệch giữa 2 khu vực này ngày càng lớn hơn, đặc biệt trong khoảng năm 2014 đến 2016. Năm 2010, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn khoảng 3 triệu đồng/người/năm; tuy nhiên đến năm 2016, mức chi cho giáo dục ở thành thị đã gấp gần 2,5 lần so với mức chi ở nông thôn. Điều này có thể do điều kiện kinh tế của hộ gia đình ở thành thị đang ngày càng tăng lên, phân hóa giàu nghèo rõ rệt, do vậy việc đầu tư vào hoạt động giáo dục của các thành viên trong gia đình ở khu vực thành thị cũng tăng lên đáng kể. Một mặt khác, ở nông thôn, Chính phủ đang áp dụng các chính sách miễn giảm học phí cho vùng đặc biệt khó khăn để khuyến khích người dân vùng này tham gia học tập, do vậy sự chênh lệch càng lớn.

Xét thực tế chi cho giáo dục theo vùng miền, ta thấy có sự chênh lệch tương đối lớn giữa 6 vùng kinh tế. Vùng có chi cho giáo dục đào tạo cao nhất là Đông Nam Bộ, với mức chi là gần 9,4 triệu đồng/người trong 12 tháng;

vùng có đầu tư cho giáo dục thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc, với mức đầu tư chỉ khoảng 2,6 triệu đồng/người. Mức chi phân biệt giữa các vùng cũng phản ánh được trình độ học vấn có sự phân hóa theo vùng. Theo đó, ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trình độ học vấn cao nhất đạt được của người dân vẫn còn thấp: 11,4% chưa bao giờ đến trường; 11,5% không có bằng cấp và chỉ có 7,6% có bằng cao đẳng, đại học trở lên.

Xét về chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học trong 12 tháng, số liệu KSMS cho thấy, sự chênh lệch tương đối lớn của chi này giữa hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh và hộ gia đình có chủ hộ dân tộc khác (cao hơn gấp khoảng 3 lần).

Trong tổng số tiền chi cho giáo dục, chủ yếu là chi cho học phí (chiếm 34,4%) và các khoản chi khác (chiếm 23,4%). Các khoản chi này thường là các chi phí ăn ở, đi lại, chi phí này đặc biệt rất quan trọng đối với sinh viên, học sinh đi học xa nhà và phải ở trọ. Các khoản chi còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng chi tiêu cho giáo dục, thấp nhất là chi cho quần áo đồng phục.

Chi tiêu cho y tế

Số liệu Khảo sát Mức sống dân cư năm 2016 cho thấy, chi cho y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân

Một phần của tài liệu 2019-ky-I_637027698516858188 (Trang 41)