Phayđịnh hình bằng dưỡng chép hình

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 58 - 62)

 Phương pháp này giải quyết được khó khăn mà dao phayđịnh hình gặp phải nhưchiều dài mặt định hình lớn, nếu dùng dao phay định hình thì việc thiết kế và chế tạo dao rất khó khăn, mặt khác lưỡi cắt dài nên lực cắt lớn, chế độ cắt sẽ bị hạn chế .

168

Hình 11.4 Phay định hình bằng dưỡng chép hình

 Thực chất của quá trình phay chép hình là một trong hai chuyển động vuông góc với nhau được thực hiện dựa theo profin của dưỡng đã chế tạo trước. Để làm được việc đó phải tháo vitme - đai ốc chạy dao của bàn máy theo phương đó, còn mũi dò luôn áp sát với dưỡng chép hình do tác dụng của lò xo hay đối trọng tương ứng. Chuyển động chạy dao theo phương còn lại được giữ nguyên như cũ.

 Độ chính xác của phay chép hình phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của dưỡng, truyền động của máy, cơ cấu phụ, đồng thời phụ thuộc vào độ chính xác điều chỉnh.

 Hình dạng dưỡng được tạo nên bằng phương pháp vẽ và hoàn toàn căn cứ vào dạng chi tiết gia công. Để giảm ảnh hưởng sai số của dưỡng, người ta làm dưỡng có kích thước lớn hơn nhiều so với chi tiết thực. Tuy nhiên, như thế thì kết cấu sẽ rất cồng kềnh, phức tạp.

11.2.3. Phương pháp mài mặt định hình

 Mài có thể gia công được các bề mặt định hình có đường sinh thẳng, ví dụ, mà các mặt định hình có tiết diện không thay đổi theo phươn tiến dao dọc trên máy mài phẳng, các bề mặt định hình tròn xoay ngoài và trong (hình 11.5). Mài định hình được thực hiện bằng cách sửa đá có hình dạng và

169

kích thước theo âm bản của chi tiết. Khi mài rãnh định hình tên máy mài phẳng đầu đá chỉ thực hiện tiến dao thẳng đứng Sd sau mỗi hành trình kép để cắt hết chiều sâu rãnh. Khi mài các mặt định hình tròn xoay ngoài hoặc trong đầu đá chỉ thực hiện tiến dao ngang Sng.

Hình 11.5 Sơ đồ mài định hình

 Khi mài cam cần phải có cơ cấu chép hình giống như phay chép hình.

Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Mô tả nguyên lý gia công mặt định hình bằng dao định hình. Câu 2. Mô tả nguyên lýgia công mặt định hlnh bằng đồ gá chép hình.

170

Chương 12: Gia công bánh răng Mục tiêu

Trình bày được yêu cầu kỹ thuật của bánh răng.

Nêu lên được các phương pháp gia công bánh răng, ưu khuyết và phạm vi sử dụng của từng phương pháp.

Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.

Nội dung

12.1 Khái niệm, phân loại và yêu cầu kỹ thuật 12.1.1. Khái niệm 12.1.1. Khái niệm

 Bánh răng, bánh vít là những chi tiết dùng để truyền lực và chuyển động nhờ ăn khớp mà ta thường thấy trong các loại máy móc. Sử dụng bánh răng có thể truyền được chuyển động quay giữa các trục song song nhau, chéo nhau hoặc vuông góc với nhau.

 Gia công bánh răng là một công việc khó vì vừa phải đảm bảo cho được các chỉ tiêu kỹ thuật vừa phải kinh tế. Chọn phương pháp gia công bánh răng phụ thuộc vào vật liệu, độ chính xác và kết cấu của bánh răng, yêu cầu về khả năng truyền tải và các chỉ tiêu kinh tế.

12.1.2. Phân loại

171

 Dựa vào mặt kết cấu, bánh răng được chia làm 3 loại:  Bánh răng trụ (răng thẳng và răng nghiêng).  Bánh răng côn (răng thẳng và răng xoắn).  Bánh vít.

 Dựa vào đặc tính công nghệ, bánh răng được chia làm các loại sau:

 Bánh răng trụ và côn không có mayơ và có mayơ, lỗ trơn và lỗ then hoa.

 Bánh răng bậc lỗ trơn và lỗ then hoa.

 Bánh răng trụ, bánh răng côn và bánh vít dạng đĩa.  Trục răng trụ và trục răng côn.

12.1.3. Các yêu cầu kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)