Yêu cầu về độchính xác trong quátrình làm việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 62 - 64)

 Độ chính xác của bánh răng, bánh vít được đánh giá theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN, tiêu chuẩn này quy định 12 cấp chính xác khác nhau từ 1 ÷ 12, trong đó cấp 1 là chính xác nhất, cấp 12 là kém chính xác nhất. Thông thường, trong thực tế chỉ dùng các cấp chính xác 3 ÷ 11.

 Độ chính xác của bánh răng, bánh vít được đặc trưng bằng các chỉ tiêu sau đây:

 Độ chính xác động học:

 Độ chính xác này được đánh giá bằng sai số góc quay của bánh răng, bánh vít sau một vòng. Sai số này là do sai số của hệ thống công nghệ gây ra.

 Độ chính xác này rất quan trọng đối với các truyền động có tính đến góc quay như truyền động phân độ của các máy cắt răng hoặc các cơ cấu đo đếm ...

 Độ ổn định khi làm việc:

 Độ ổn định khi làm việc được đánh giá bằng sai số chu kỳ tức là giá trị trung bình của sai sốtruyền động bằng tỷ số giữa sai lệch lớn nhất và số răng bánh răng.

172

 Độ ổn định khi làm việc đặc trưng cho độ ổn định của tốc độ quay của bộ truyền động trong một vòng quay của bánh răng hoặc bánh vít. Dao động của tốc độ quay sẽ gây ra tải trọng động, rung động và tiếng ồn của bộ truyền.

 Độ chính xác này rất quan trọng đối với bộ truyền lực làm việc với tốc độ lớn.

 Độ chính xác tiếp xúc:

 Độ chính xác tiếp xúc được đánh giá bằng vết tiếp xúc (diện tích và hình dáng) của prôfin răng theo chiều dài, chiều cao và được biểu diễn bằng %.

 Độ chính xác tiếp xúc ảnh hưởng đến mức độ tập trung tải trọng trên các vùng khác nhau của bề mặt răng, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của bộ truyền.

 Độ chính xác này rất quan trọng đốivới các bộ truyền có tải trọng lớn và tốc độ thấp.

- Độ chính xác khe hở mặt bên:

 Khe hở mặt bên là khe hở giữa các cạnh răng trong bộ truyền (bánh răng càng lớn thì khe hở mặt bên càng lớn).

 Khe hở mặt bên được xác định không phải bằng mức độ chính xác của bộ truyền mà bằng công dụng và điều kiện sử dụng của nó. Vídụ, với các bộ truyền có tính đến góc quay cần có khe hở mặt bên nhỏ,còn với các bánh răng trong các turbin tốc độ cao lại cần có khe hở mặt bên lớn.

 Xuất phát từ đó, người ta quy định 4 cấp khe hở mặt bên của bộ truyền như sau:

 Khe hở bằng 0.

 Khe hở nhỏ.

 Khe hở trung bình.

173

 Trong đó, bộ truyền có khe hở trung bình được sử dụng rộng rãi nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)