Thuyết động học phân tử khí lý tưởng

Một phần của tài liệu Bai_giang_VLĐC_Bac_Dai_hoc (Trang 32)

Khi áp dụng các định luật của nhiệt động lực học cổ điển cho chất khí , chúng ta chỉ quan tâm tới các biến số vĩ mô như áp suất, thể tích, nhiệt độ. Mặc dù chúng ta biết chất khí gồm các nguyên tử và phân tử, nhưng các định luật nhiệt động lực học cổ điển không chú ý tới điều đó.

Như ta đã biết, áp suất tác dụng bởi chất khí phải liên hệ tới sự va đập không ngừng của các phân tử khí lên thành bình chứa nó. Khả năng của khí chiếm thể tích của bình chứa nó chắc chắn phải liên hệ tới sự tự do trong chuyển động của các phân tử của nó. Còn nhiệt độ và nội năng của khí chắc chắn phải liên hệ với động năng của các phân tử ấy. Có lẽ chúng ta sẽ hiểu ra một cái gì đó về chất khí bằng cách tiếp cận vấn đề từ hướng này. Tên chúng ta đặt cho sự tiếp cận phân tử này là: Thuyết động học chất khí:

+ Chất khí bao gồm các phân tử. Kích thước của phân tử là nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể bỏ qua kích thước ấy và coi mỗi phân tử như một chất điểm.

+ Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động hỗn loạn càng lớn. Chuyển động hỗn loạn của phân tử gọi là chuyển động nhiệt. Do phân tử chuyển động hỗn loạn, tại mỗi thời điểm, hướng của vận tốc phân tử phân bố đều (theo mọi phương như nhau) trong không gian.

+ Khi chuyển động, mỗi phân tử va chạm với các phân tử khác và với thành bình. Giữa hai va chạm, phân tử gần như tự do và chuyển động thẳng đều. Khi phân tử này va chạm với phân tử khác, thì cả hai phân tử tương tác, làm thay đổi phương chuyển động và vận tốc của từng phân tử. Khi va chạm với thành bình, phân tử bị phản xạ và truyền động lượng cho thành bình. Rất nhiều phân tử va chạm với thành bình tạo nên một lực đẩy vào thành bình. Lực này tạo ra áp suất của chất khí lên thành bình.

Tóm lại, có thể coi gần đúng phân tử của chất khí là những chất điểm, chuyển động hỗn loạn không ngừng, chỉ tương tác với nhau khi va chạm. Chất khí như vậy gọi là khí lý tưởng (theo quan điểm cấu trúc vi mô).

Một phần của tài liệu Bai_giang_VLĐC_Bac_Dai_hoc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)