Từ thông Định lý Oxtragratxki – Gaox đối với từ trường

Một phần của tài liệu Bai_giang_VLĐC_Bac_Dai_hoc (Trang 58)

a. Từ thông

Trong từ trường, ta hãy xét một diện tích dS khá nhỏ sao cho vectơ cảm ứng từ tại mọi điểm của diện tích ấy có thể coi là bằng nhau. Theo định nghĩa :

Từ thông gửi qua diện tích dS là đại lượng về giá trị bằng :

dS B

dm  . (5.34)

trong đó : B là vectơ cảm ứng từ tại một điểm bất kỳ trên diện tích ấy, dS là một vectơ nằm theo phương của pháp tuyến n với diện tích đang xét, có chiều là chiều dương của pháp tuyến đó và có độ lớn bằng chính độ lớn của diện tích đó (dS còn được gọi là vectơ diện tích).

Nếu muốn tính từ thông gửi qua một diện tích có kích thước lớn nằm trong một từ trường bất kỳ, ta phải chia nó ra thành những phần tử diện tích khá nhỏ dS sao cho trên mỗi phần tử ấy, ta có thể coi vectơ cảm ứng từ Blà không thay đổi. Như vậy, từ thông gửi qua diện tích lớn S sẽ được tính bằng tích phân của các từ thông gửi qua các phần tử diện tích ấy :

S d B S m . ) (   (5.35)

Trong hệ đơn vị SI, đơn vị từ thông là vêbe, ký hiệu là Wb.

T m W m Wb S B 1 / 1 1 1 2 2     

Vậy : Tesla là cảm ứng từ của một từ thông đều 1 vêbe xuyên vuông góc qua một mặt phẳng diện tích 1 mét vuông.

b. Định lý Oxtragratxki đối với từ trường

Dạng tích phân : SB.dS 0 (5.36)

Phát biểu: Từ thông toàn phần gửi qua một mặt kín bất kỳ thì bằng không. Dạng vi phân: divB0 (5.37)

Định lý này diễn tả tính khép kín của các đường sức từ: người ta nói từ trường là trường không có nguồn.

Một phần của tài liệu Bai_giang_VLĐC_Bac_Dai_hoc (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)