Đổi mới công tác giám sát như: Mở rộng phạm vi, nội dung kiểm tra kiểm soát; xác định rõ nhiệm vụ, nguyên tắc, phương pháp tiến hành kiểm tra nội bộ; xây dựng chương trình kiểm tra cho từng nghiệp vụ cụ thể dựa trên rủi ro của từng nghiệp vụ.
74
- Giám sát thường xuyên: xây dựng một bộ chỉ tiêu chung trong đó có những nội dung cụ thể về các nghiệp vụ như: cho vay, thu nợ, thu lãi, nợ quá hạn; hàng ngày khi kết thúc phiên giao dịch của toàn hệ thống hoặc của chi nhánh, các cán bộ được giao nhiệm vụ giám sát sẽ tổng hợp các chỉ tiêu này, nếu có bất thường thì sẽ báo ngay cho lãnh đạo phụ trách để đưa ra những chỉ đạo điều chỉnh kịp thời, tránh những rủi ro có thể gặp phải.
- Đánh giá định kì: thông qua việc KSNB hoặc những lần kiểm tra độc lập, cán bộ giám sát sẽ lập báo cáo tổng hợp và đưa ra những đánh giá về hiệu quả của KSNB, từ đó phát hiện kịp thời những yếu kém, những mặt đang còn hạn chế để đưa ra những biện pháp hoàn thiện trình các cấp lãnh đạo. Phạm vi và tần suất giám sát phụ thuộc vào mức độ rủi ro của cả hệ thống hoặc của từng chi nhánh riêng biệt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Từ thực trạng hệ thống KSNB của NHCSXH, tác giả đã đưa ra nhận xét, đánh giá được những điều đạt được, chưa đạt được và nguyên nhân. Sau đó tác giả Đã đề xuất một số biện pháp đối với những nguyên nhân nêu trên nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB của NHCSXH.
76
KẾT LUẬN
KSNB của NHCSXH có vai trò ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và chỉ đạo nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, sai sót trong hoạt động của NHCSXH. Bảo đảm tuân thủ pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, sử dụng tài sản, các nguồn lực và đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động của hệ thống NHCSXH. Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của NHCSXH: hệ thống tổ chức và hệ thống chỉ tiêu dự báo, kiểm soát từ xa.
Những thành công của KSNB của NHCSXH đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, phát huy tính chủ động trong công tác phòng ngừa sai phạm và kịp thời xử lý uốn nắn các tồn tại, hạn chế trong hoạt động triển khai, đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả. KSNB đã và đang phát huy hiệu lực, hiệu quả, là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, giữ vững kỷ cương, kỷ luật điều hành trong toàn hệ thống. Những hạn chế của KSNB của NHCSXH đó là: Vẫn chưa được thiết lập đầy đủ. Cơ chế KSNB của NHCSXH mới chỉ tập trung vào khía cạnh tuân thủ, phát hiện và đề xuất những biện pháp xử lý những tồn tại, sai phạm trong khâu chấp hành, tuân thủ pháp luật, quy trình quy phạm mà chưa có khả năng phân tích, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của đơn vị. Chưa thực hiện được mục tiêu tư vấn, giúp Ban lãnh đạo thấy được những mặt mạnh, hạn chế và kiến nghị biện pháp khắc phục để hoạt động hiệu quả hơn. Nói cách khác là chưa làm tốt chức năng ngăn chặn và giám sát mà mới chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý các vấn đề đã phát sinh. Cơ chế kiểm soát quá tập trung vào các cuộc kiểm tra đột xuất trong khi đúng ra cơ chế kiểm tra thường xuyên cần được xây dựng và thực hiện. Từ đó tác nhận thấy có thể thực hiện một só giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB của NHCSXH như sau:
+ Tạo môi trường kiểm tra kiểm soát tốt, đào tạo cán bộ thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát có đạo đức tốt và nghiệp vụ giỏi đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác kiểm tra kiểm soát trong hệ thống NHCSXH.
+ Xây dựng hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro hiệu quả. + Đầu tư và mở rộng hệ thống thông tin và truyền thông. + Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo chuyên đề Kế hoạch nguồn vốn năm 2017 – văn bản số 69/KHNV-BC. 2. Báo cáo chuyên đề Kế hoạch nguồn vốn năm 2018 – văn bản số 96/KHNV-BC. 3. Báo cáo chuyên đề Kế hoạch nguồn vốn năm 2019 – văn bản số 146/KHNV-BC. 4. Các chỉ tiêu nhận diện rủi ro tín dụng Ngân hàng Chiníh sách xã hội – Ban
Tín dụng Người nghèo, Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, Ban Quản lý và xử lý nợ rủi ro NHCSXH.
5. Đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra, khắc phục hạn chế, tồn tại sau kiểm tra của các chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh” do NHCSXH thực hiện (2019).
6. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước Việt Nam theo hướng hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tạp chí ngân hàng, số 12, trang 16-18. Lê Quốc Nghị, 2005.
7. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam theo mô hình COSO.
Tạp chí ngân hàng, số 14, trang 22-27. Võ Thị Hoàng Nhi & Lê Thị Thanh Huyền, 2014.
8. Khuôn khổ kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn Basel. Thị trường tài chính tiền tệ, số 5 (422), trang 18-21. Ngô Thái Phượng & Lê Thị Thanh Ngân, 2015. 9. Lịch sử NHCSXH – website: vbsp.org.vn.
10. Luận văn “Hoàn thiện công tác Kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Anh (2018).
11. Luận văn “Hoàn thiện KSNB của Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam” của tác giả Trần Thị Minh Thảo (2017).
12. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010.
13. Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001. Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Thủ tướng chính phủ, 2001.
14. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. Nguyễn Minh Kiều, 2007.
Đình Phi, 2011.
16. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2001. 17. Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25 tháng 8 năm 2000. Ban hành
Quy chế bảo lãnh ngân hàng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2000.
18. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004. Ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2004.
19. Tín dụng ngân hàng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê. Hồ Diệu, 2003. 20. The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission. 21. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011. Quy định về
kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2011.
22. Xây dựng kiểm toán nội bộ ngân hàng trong thời kỳ hội nhập. Bài báo khoa học. Lương Thị Hồng Ngân, 2013.
PHỤ LỤC ĐỀ CƯƠNG
KIỂM TRA TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHCSXH TẠI CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH
I. CÔNG TÁC THAM MƯU CHO CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN VÀ BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CÁC CẤP; CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
1. Kiểm tra công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, BĐD HĐQT, bao gồm:
a) Tham mưu cho cấp ủy các cấp về: Chỉ đạo, tạo điều kiện đối với hoạt động của Chi nhánh/Phòng giao dịch (PGD); tổ chức thực hiện chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
b) Tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc kiện toàn Ban đại diện HĐQT, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn vốn… cho NHCSXH.
c) Tham mưu thực hiện quy chế hoạt động của Ban đại diện HĐQT các cấp về: Triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐQT/Ban đại diện HĐQT cấp trên; Tổ chức họp định kỳ; phân giao chỉ tiêu kế hoạch; xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát.
d) Tham mưu cho thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện là Chủ tịch UBND cấp xã.
2. Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành
a) Việc chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết BĐD HĐQT các cấp, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng Giám đốc, Giám đốc chi nhánh tại địa phương.
b) Việc ban hành các quy định về: Lề lối làm việc, chức năng, nhiệm vụ của các phòng; nội quy lao động; phân công nhiệm vụ của Ban Giám đốc đơn vị, các phòng (tổ) chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh (PGD) theo quyền hạn, nhiệm vụ được giao.
c) Công tác phối hợp với đơn vị nhận ủy thác các cấp trong việc thực hiện văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận đã ký kết.
II. KIỂM TRA CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ
1. Công tác điều hành kế hoạch nguồn vốn
a) Việc xây dựng, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng (căn cứ vào nhu cầu thực tế ở cơ sở); so sánh kết quả với đầu năm và cùng kỳ năm trước để có nhận xét, đánh giá phù hợp.
b) Kiểm tra hoạt động nhận vốn ủy thác từ nguồn vốn ngân sách địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (kiểm tra Quy chế quản lý, sử dụng vốn ngân sách địa phương, Hợp đồng ủy thác…).
c) Kết quả huy động nguồn vốn trên thị trường (tiền gửi thông qua tổ TK&VV, huy động tiền gửi dân cư tại điểm giao dịch xã).
d) Việc chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt, an toàn chi trả.
2. Công tác tín dụng
Kiểm tra việc chấp hành các chính sách tín dụng và thực hiện quy trình thủ tục cho vay các chương trình tín dụng, cụ thể:
2.1. Công tác rà soát danh sách đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2.2. Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ tín dụng:
a) Hồ sơ tổ TK&VV, hồ sơ khách hàng: Kiểm tra yếu tố pháp lý và việc lưu giữ hồ sơ tổ, hộ vay; kiểm tra về đối tượng sử dụng vốn, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay; kiểm tra việc chấp hành quy trình, thủ tục, điều kiện cho vay; kiểm tra việc định kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, cho vay lưu vụ, chuyển nợ quá hạn (lưu ý các khoản gia hạn nợ vượt thời gian quy định), chuyển trạng thái nợ, …
b) Hồ sơ cho vay trực tiếp:
- Kiểm tra yếu tố pháp lý của bộ hồ sơ vay vốn các chương trình Nhà ở xã hội, giải quyết việc làm, thương nhân Vùng khó khăn…
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay: Kiểm tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Báo cáo thẩm định tài sản thế chấp; Biên bản xác định giá trị tài sản thế chấp; Hợp đồng thế chấp tài sản; Đăng ký biện pháp bảo đảm…
- Hồ sơ kiểm tra sau khi giải ngân.
c) Kiểm tra hồ sơ: Những vụ việc tham ô, sử dụng vốn sai mục đích, những trường hợp đã khởi kiện ra Tòa án, … (nếu có); giải pháp xử lý, thu hồi vốn của đơn vị.
a) Việc thành lập và hoạt động Tổ TK&VV theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị và văn bản số 1004/NHCS-TDNN của Tổng Giám đốc; việc thực hiện quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, công tác bình xét vay vốn…
b) Việc kiện toàn hoạt động của Tổ TK&VV theo văn bản số 1365/NHCS- TDNN; việc chia tách, sáp nhập tổ viên tổ TK&VV theo văn bản số 1670/NHCS- TDNN ngày 08/5/2012 của Tổng Giám đốc.
c) Việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ, sổ sách của Tổ trưởng Tổ TK&VV. 2.4. Kiểm tra, đối chiếu khách hàng:
- Kiểm tra số tiền thực nhận, số dư nợ hiện tại, số dư tiền gửi, lãi đã trả; - Mục đích sử dụng vốn vay và chứng từ, tài liệu chứng minh mục đích, hiệu quả sử dụng vốn vay (nếu có).
- Thực trạng đối tượng đầu tư, tài sản bảo đảm (nếu có); - Khả năng trả nợ, lãi của hộ vay.
2.5. Kiểm tra việc thực hiện công tác ủy thác của tổ chức chính trị xã hội - Việc thực hiện các nội dung tại hợp đồng ủy thác và văn bản thỏa thuận đã ký với Ngân hàng.
- Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra giám sát.
- Công tác phối hợp với NHCSXH trong việc xử lý rủi ro và những tồn tại, vướng mắc ở cơ sở.
- Việc lưu giữ hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động nhận ủy thác. 2.6. Kiểm tra Điểm giao dịch xã theo văn bản 926/NHCS-TDNN ngày 15/3/2012:
- Kiểm tra biển hiệu, biển chỉ dẫn, hòm thư góp ý. - Công khai đường dây nóng, danh sách hộ vay vốn.
- Thông báo Chính sách tín dụng ưu đãi, Nội quy giao dịch.
2.7. Kiểm tra hoạt động của Tổ giao dịch xã theo văn bản số 4030/NHCS- TDNN ngày 10/12/2014; văn bản số 2934/NHCS-TDNN ngày 02/12/2011; văn bản 3502/NHCS-TDNN ngày 01/8/2017 và các văn bản khác của Tổng Giám đốc:
- Trang thiết bị cho tổ giao dịch xã: máy tính xách tay, máy in, máy đếm tiền, thùng tôn, máy phát điện, thiết bị phòng cháy, phương tiện vận chuyển, công cụ hỗ trợ, camera…; phương án bảo vệ an toàn trên đường đi và tại điểm giao dịch xã, nhất là ngày nghỉ, giao dịch bổ sung.
- Thực hiện quy trình giao dịch tại xã: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình giao dịch tỷ lệ giao dịch xã; kết quả giải ngân, thu nợ, thu lãi, tiền gửi; việc phát hành, giao nhận Biên lai thu lãi, thu tiền gửi và bảng kê 13/TD cho Tổ trưởng tổ TK&VV; tổ chức họp giao ban với đại diện lãnh đạo Hội đoàn thể cấp xã, Tổ trưởng tổ TK&VV...
- Tỷ lệ Tổ trưởng hoặc Tổ phó Tổ TK&VV tham gia giao dịch xã. - Công tác lưu trữ dữ liệu camera giám sát hoạt động giao dịch.
2.8. Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và thực hiện Đề án, phương án nâng cao chất lượng tín dụng đối với các phòng giao dịch, các xã có nợ quá hạn trên 2% theo văn bản 3653/NHCS-TDNN (nếu có); kiểm tra việc phân tích nguyên nhân, đánh giá khả năng thu hồi từng khoản nợ đối với các tổ TK&VV có nợ quá hạn trên 2% theo văn bản 1365/NHCS-TDNN.
2.9. Kiểm tra công tác quản lý và xử lý nợ bị rủi ro
- Kiểm tra việc rà soát, bàn giao, xử lý nợ của hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú theo văn bản số 4421/NHCS-XLN và văn bản số 4732/NHCS-QLN.
- Kiểm tra việc thực hiện đối chiếu, phân loại nợ theo theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro và kiểm tra, đối chiếu trực tiếp một số hộ vay vốn đã được xử lý khoanh nợ, xóa nợ theo Quyết định số
50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 15/QĐ-HĐQT của Chủ tịch HĐQT; các Quyết định xử lý rủi ro từ nguồn vốn địa phương và các văn bản khác của Tổng Giám đốc.
Lưu ý: Tập trung kiểm tra hồ sơ, đối chiếu những trường hợp đã được chương trình giám sát từ xa cảnh báo theo các biểu chi tiết là 37.1, 37.2, 37.3,38.1,38.2 và 38.3).
2.10. Chất lượng tín dụng: Kiểm tra, rà soát, so sánh số liệu nợ xấu, lãi tồn