Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: THANH TRA CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH HOÀ BÌNH (Trang 71)

2.4.3.1. Một số hạn chế

Thứ nhất, hạn chế về bộ máy thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở

Xây dựng tỉnh Hoà Bình:

Bộ máy thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình chủ yếu cơ cấu do Phòng thanh tra đảm nhận nhưng số lượng nhân lực của phòng thanh tra quá hạn chế khi chỉ có 6 người đảm nhận công việc thanh tra trên cả địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ý thức trách nhiệm, chất lượng của cán bộ trong bộ máy Thanh tra còn có nhiều hạn chế như: thiếu nhạy bén, chưa chịu khó nghiên cứu để nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, chưa bao quát hết công việc được giao, nhiều cán bộ tự thỏa mãn với bản thân.

Thứ hai, hạn chế về sử dụng công cụ trong thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình:

Việc sử dụng công cụ trong thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình còn cứng nhắc, chủ yếu dựa vào công cụ pháp luật trong khi công cụ kế hoạch chỉ lập theo hình thức mà chưa thật sự bám sát, triển khai đúng các đường lối mục tiêu đã đề ra.

Thứ ba, hạn chế về hình thức tổ chức thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng

Việc thực hiện hình thức thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng củaSở Xây dựng theo chương trình kế hoạch trên thực tế chưa đảm bảo tính toàn diện và cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý.

Thực tế hoạt động của cơ quan thanh tra của sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình cho thấy, hàng năm số cuộc thanh tra đột xuất chiếm tỷ lệ khá cao nên nhiều cơ quan thanh tra chưa thực hiện đầy đủ các cuộc thanh tra dự kiến theo kế hoạch. Tính định hướng, thống nhất của kế hoạch thanh tra chưa được đảm bảo, một số bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra chưa sát với tình hình thực tế, chưa bám sát vào yêu cầu của Định hướng chương trình thanh tra được phê duyệt. Mặc dù trong thời gian qua, thanh tra Sở đã chủ động bám sát chỉ đạo của thanh tra tỉnh đã chú trọng vào công tác thanh tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra, song trên thực tế việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của các cơ quan thanh tra vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục, tình trạng trùng lắp, chồng chéo, xây dựng kế hoạch không đúng trọng tâm, trọng điểm vẫn còn tồn tại.

Nguyên nhân là do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra được xây dựng bao trùm lên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, đó là việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Với phạm vi rộng như vậy nên việc tiến hành thanh tra còn thiếu chủ động và thường phát sinh ngoài chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt cũng như mối quan hệ giữa thanh tra cấp và thanh tra ngành trong xây dựng kế hoạch thanh tra còn chưa rõ nét.

Hình thức thanh tra thường xuyên của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng chưa được quy định cụ thể.

Như vậy, dường như đã có sự giao thoa giữa hình thức thanh tra thường xuyên với hình thức thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Nói cách khác, thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất chính là hoạt động thanh tra mà các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành phải tiến hành thường xuyên. Mặt khác, đối với các cơ quan tiến hành thanh tra thì hoạt động thanh tra chuyên ngành tiến hành thường xuyên thì được coi là hình thức thanh tra thường xuyên nhưng nếu xét từ khía cạnh đối tượng thanh tra cụ thể của hoạt động thanh

tra chuyên ngành thì việc thanh tra đối với họ chưa hẳn đã mang ý nghĩa thường xuyên mà thiên về thanh tra đột xuất. Xét về bản chất của cuộc thanh tra thì hình thức thanh tra thường xuyên của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là hoạt động kiểm tra chuyên ngành, nó không đảm bảo đầy đủ các yếu tố của một cuộc thanh tra.

Thứ tư, về quy trình thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng

tỉnh Hoà Bình:

Giai đoạn chuẩn bị thanh tra:

Việc khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra: Việc giao trách nhiệm cho người được giao khảo sát, nắm tình hình tại đơn vị được thanh tra chưa được quy định cụ thể hoặc có thực hiện nhưng không đảm bảo chất lượng để phục vụ cho một cuộc thanh tra cụ thể: Báo cáo khảo sát chưa mô tả được các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; chưa nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.

Việc thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động thanh tra chưa đầy đủ chưa thu thập được các số liệu, dữ liệu về báo cáo chi ngân sáchl cân đối tài khoản nên gây khó khăn cho cán bộ làm hoạt động thanh tra.

Ra quyết định thanh tra: chưa quy định chi tiết các yếu tố của quyết định thanh tra như: Căn cứ pháp lý để thanh tra; đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra.

Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra: kế hoạch thanh tra nhiều khi chưa đầy đủ các nội dung như: phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo.

Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra: Việc họp Đoàn thanh tra để phổ biến, kế hoạch tiến hành thanh tra được duyệt và phân công nhiệm vụ cho các các thành viên của Đoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra chưa được tổ chức một cách thường xuyên và có hiệu quả do đó thành viên đoàn thanh tra chưa nắm bắt được kế hoạch một cách cụ thể; không có sự chuẩn bị chu đáo để tổ chức thực hiện; từng thành viên Đoàn thanh tra chưa xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ một cách cụ thể để báo cáo

trưởng đoàn thanh tra.

Giai đoạn tiến hành Thanh tra:

Công bố quyết định thanh tra: Nhiều cuộc thanh tra Trưởng đoàn thanh tra chưa làm việc, quán triệt cụ thể để nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức và phương thức làm việc của Đoàn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, chương trình làm việc cụ thể và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra do vậy không có bước chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành thanh tra.

Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu: Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra trong khi tiến hành thanh tra, khi phát hiện có sai phạm thì không lập biên bản với đối tượng thanh tra nên không xác định rõ nội dung.

Các hồ sơ tài liệu xảy ra vi phạm chủ yếu ở hình thức cấp mới giấy phép xây dựng. Năm 2017 đã xảy ra 5 vi phạm trên các địa bàn thành phố Hòa Bình (2 trường hợp), huyện Mai Châu (1 trường hợp), huyện Lương Sơn (2 trường hợp); năm 2018 phát hiện 6 trường hợp vi phạm trên các địa bàn thành phố Hòa Bình (1 trường hợp), huyện Yên Thủy ( 1 trường hơp, huyên Mai Châu (2 trường hợp), các huyện Lạc Sơn và Cao Phong mỗi huyện xã ra 1 trường hợp hồ sơ vi phạm. Năm 2019 phát hiện 7 trường hợp vi phạm, trong đó riêng thành phố Hòa Bình có 3 hồ sơ vi phạm, các huyện Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn mỗi huyện có 1 trường hợp hồ sơ vi phạm. Các sai phạm chủ yêu đều là hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép theo quy định của pháp luật nhưng vẫn được cấp phép tại địa phương.

Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra: chưa có quy định việc thông tin, báo cáo giữa Trưởng đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.

Giai đoạn kết thúc thanh tra:

Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra: Báo cáo kết quả thanh tra chưa bám sát nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra, chưa nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm; đưa ra những kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị

biện pháp xử lý vi phạm.

Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra: Việc công bố kết luận thanh tra đang còn do trưởng đoàn thanh tra quyết định do đó làm giảm hiệu lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra: Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra. Tuy nhiên nhiều cuộc kiểm tra việc tổng kết chưa thường xuyên; chưa đánh giá được kết quả thanh tra so với mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra; đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra, Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra, Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra và các quy định khác có liên quan đến hoạt động Đoàn thanh tra; những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra; những kiến nghị, đề xuất của Đoàn thanh tra; chưa có quy định cụ thể về việc khen thưởng, kỷ luật đối với Đoàn thanh tra.

Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra: Hồ sơ cuộc thanh tra chưa đầy đủ các yếu tố như: Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, các văn bản bổ sung, sửa đổi quyết định, kế hoạch tiến hành thanh tra, thay đổi, bổ sung Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra (nếu có); Các biên bản làm việc, biên bản kiểm tra, xác minh; báo cáo tiến độ, báo cáo thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra; kết luận thanh tra; nhật ký Đoàn thanh tra và các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.

Việc đánh giá rút kinh nghiệm qua mỗi cuộc Thanh tra, kiểm tra còn chung chung, chưa đánh giá được những khó khăn, thuận lợi, chưa rút ra được những bài học, kinh nghiệm trong quá trình thanh tra, kiểm tra và chưa chưa phát huy tính tích cực, hạn chế những tồn tại của từng thành viên trong đoàn kiểm tra.

2.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

a) Nguyên nhân thuộc Sở Xây dựng Hòa Bình:

Thứ nhất, việc chỉ đạo của lãnh đạo Sở Xây dựng Hòa Bình còn mang tính

dàn đều trong tất cả các đơn vị trực thuộc, thiếu trọng tâm, trọng điểm đối với đơn vị được thanh tra, chủ yếu dựa vào định hướng từ Bộ Xây dựng, mặt khác cán bộ thanh tra chưa thu thập được số liệu báo cáo lãnh đạo trước khi trình kế hoạch thanh

tra, do vậy báo cáo chưa khách quan để lãnh đạo có nhìn nhận và chỉ đạo chính xác.

Thứ hai, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chưa đồng

đều, kinh nghiệm tích luỹ kiến thức còn nhiều hạn chế, chưa chịu khó nghiên cứu để nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, chưa bao quát hết công việc được giao, nhiều cán bộ tự thỏa mãn với bản thân.

Thứ ba, một số cán bộ làm công tác Thanh tra, kiểm tra chưa nắm vững quy

định của nghiệp vụ theo từng thời điểm dẫn đến, trong quá trình kiểm tra gặp nhiều lúng túng, khó khăn khi đưa ra các kiến nghị, có những kiến nghị còn chung chung, nhiều trường hợp kiến nghị còn thiếu cụ thể, chưa thuyết phục. Dẫn đến khi đơn vị được kiểm tra thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm tra còn có nhiều khó khăn, nhiều ý kiến khác nhau hoặc không thực hiện được.

Thứ tư, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh tra của

Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình còn lạc hậu, chưa đáp ứng được thực tiễn công việc và đòi hỏi ngày càng nâng cao công nghệ hiện địa trong hệ thống thanh tra nước ta hiện nay.

b) Nguyên nhân bên ngoài Sở Xây dựng Hòa Bình:

Thứ nhất, Hòa Bình là một tỉnh miền núi có diện tích có diện tích tương đối

rộng, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, có những huyện cách tỉnh lỵ gần 180Km, trong lúc biên chế cán bộ Thanh tra nói riêng, biên chế cán bộ phòng thanh tra Sở Xây dựng Hòa Bình nói chung luôn thiếu.

Thứ hai, hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật liên quan đến

việc cấp giấy phép xây dựng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp qui, hệ thống văn bản hướng dẫn thay đổi, bổ sung thường xuyên, liên tục nên xảy ra tình trạng hiểu và áp dụng, cập nhật văn bản, chế độ mới tại các đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng Hòa Bình có sự khác nhau. Một số lĩnh vực nghiệp vụ, cơ chế chính sách có nhiều thay đổi, bổ sung trong khi việc hướng dẫn, nghiên cứu, hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ của Bộ Xây dựng còn chậm.

Thứ ba, tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi số lượng công

thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình với trách nhiệm và nguồn lực ngày càng lớn hơn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH TRA VIỆC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH HOÀ BÌNH 3.1. Phương hướng hoàn thiện thanh tra của Sở Xây dựng Hòa Bình đối với việc cấp giấy phép xây dựng đến năm 2025

3.1.1. Định hướng phát triển xây dựng trên địa bàn cáchuyện, tỉnh Hoà Bình huyện, tỉnh Hoà Bình

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 1.3.2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt; dưới sự lãnh, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành và các huyện, thành phố đã tập trung triển khai quyết liệt, góp phần tích cực vào quá trình phát triển đô thị trên địa bàn, thúc đẩy KT – XH phát triển.

Một là, công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước. Lập quy hoạch phải

là một nhiệm vụ được ưu tiên thực hiện trong chương trình phát triển kinh - tế xã hội cũng như trong nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của địa phương, của các ngành và các cấp chính quyền trên địa bàn Hòa Bình.

Hai là, chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong tất cả các

khâu, các bước triển khai: từ khâu điều tra, khảo sát, lập nhiệm vụ quy hoạch, thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch; lập ĐAQH, thẩm định và phê duyệt ĐAQH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùy theo đối tượng, giai đoạn, loại QHXD mà tập trung làm sáng tỏ các nội dung trong khảo sát, đánh giá hiện trạng và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường, các động lực phát triển; định hướng phát triển không gian và các công trình hạ tầng kỹ thuật; xác định các công trình cần ĐTXD, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo... trong khu vực quy hoạch; dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện. Những nội dung này phải bảo đảm có cơ sở tin cậy, phân tích và đánh giá một cách khoa học, mang tính thực tiễn, bảo đảm hiệu quả và tính bền vững.

Ba là, bảo đảm tính đồng bộ trong việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch

giữa QHXD với các quy hoạch chuyên ngành trên cùng một địa bàn; bảo đảm sự phối hợp tốt, có tính thống nhất cao, làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án

ĐTXD sau này, tránh phá đi làm lại, tránh đào lên lấp xuống nhiều lần... vừa trực tiếp gây lãng phí lớn, vừa ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: THANH TRA CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH HOÀ BÌNH (Trang 71)