Định hướng phát triển xâydựng trên địa bàn các huyện, tỉnh Hoà Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: THANH TRA CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH HOÀ BÌNH (Trang 78 - 81)

huyện, tỉnh Hoà Bình

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 1.3.2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt; dưới sự lãnh, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành và các huyện, thành phố đã tập trung triển khai quyết liệt, góp phần tích cực vào quá trình phát triển đô thị trên địa bàn, thúc đẩy KT – XH phát triển.

Một là, công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước. Lập quy hoạch phải

là một nhiệm vụ được ưu tiên thực hiện trong chương trình phát triển kinh - tế xã hội cũng như trong nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của địa phương, của các ngành và các cấp chính quyền trên địa bàn Hòa Bình.

Hai là, chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong tất cả các

khâu, các bước triển khai: từ khâu điều tra, khảo sát, lập nhiệm vụ quy hoạch, thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch; lập ĐAQH, thẩm định và phê duyệt ĐAQH.

Tùy theo đối tượng, giai đoạn, loại QHXD mà tập trung làm sáng tỏ các nội dung trong khảo sát, đánh giá hiện trạng và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường, các động lực phát triển; định hướng phát triển không gian và các công trình hạ tầng kỹ thuật; xác định các công trình cần ĐTXD, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo... trong khu vực quy hoạch; dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện. Những nội dung này phải bảo đảm có cơ sở tin cậy, phân tích và đánh giá một cách khoa học, mang tính thực tiễn, bảo đảm hiệu quả và tính bền vững.

Ba là, bảo đảm tính đồng bộ trong việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch

giữa QHXD với các quy hoạch chuyên ngành trên cùng một địa bàn; bảo đảm sự phối hợp tốt, có tính thống nhất cao, làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án

ĐTXD sau này, tránh phá đi làm lại, tránh đào lên lấp xuống nhiều lần... vừa trực tiếp gây lãng phí lớn, vừa ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh khu vực do quá trình thi công gây nên.

Cơ quan, tổ chức lập QHĐT chủ trì, cùng với Ủy ban nhân dân huyện, xã có liên quan và tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan theo đúng quy định tại Điều 20, Điều 21 của Luật QHĐT; chú trọng việc lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc quản lý và (hoặc) sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (như cấp nước, thoát nước, cấp điện, cấp khí đốt, thông tin liên lạc...), đặc biệt chú ý đến quy hoạch không gian ngầm và các công trình ngầm - một nội dung rất cần thiết và có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện quy hoạch sau này mà lâu nay bị xem thường, thậm chí lãng quên.

Bốn là, ưu tiên bố trí vốn đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch, bảo đảm

các khâu lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch được triển khai thực hiện và hoàn thành theo tiến độ, bảo đảm sứ mệnh ''đi trước'' của quy hoạch.

Đối với quy hoạch chung các đô thị lớn, các đô thị đặc thù; QHXD các khu vực có địa hình, vị trí, cảnh quan môi trường đặc biệt, có giá trị thu hút đầu tư... nên chú trọng đầu tư vốn cần thiết cho thi tuyển để lựa chọn tư vấn có trình độ cao (kể cả tư vấn nước ngoài) trên cơ sở xem xét hiệu quả của công tác quy hoạch ở tính khả thi và hiệu quả thực tế mà các dự án ĐTXD theo quy hoạch đó mang lại.

Năm là, đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ đối với cán bộ

trực tiếp làm nhiệm vụ thẩm định, quản lý quy hoạch.

Trong việc thẩm định thiết kế, dự toán ĐTXD công trình thì chủ đầu tư có thể tự thực hiện việc thẩm định, hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện nếu chủ đầu tư không đủ năng lực. Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, ĐAQH là công việc quan trọng, phức tạp đòi hỏi kiến thức vừa rộng vừa chuyên sâu và cần kinh nghiệm thực tế. Theo quy định hiện nay, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, ĐAQH các loại đều do cơ quan nhà nước các cấp thực hiện. Do đó cần tuyển chọn các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ này có chuyên môn, đồng thời chú ý đào tạo công tác nghiệp vụ và bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của công việc.

QHXD theo quy định tại Điều 32, 33 Luật Xây dựng; Điều 53, 54, 55 Luật QHĐT; Điều 38, 39 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP; lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình lập QHĐT theo quy định tại các Điều 20, 21 Luật QHĐT.

Công bố, công khai quy hoạch đã được duyệt vừa thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước của Nhà nước pháp quyền XHCN; vừa là điều kiện ''cần'' để quảng bá, giới thiệu quy hoạch thu hút đầu tư; để dân biết, dân làm, dân kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch; ngăn ngừa và phát hiện sớm các trường hợp xây dựng vi phạm quy hoạch, tránh việc phải phá bỏ công trình do xây dựng sai quy hoạch, tránh phải ''cắt ngọn'' công trình do vi phạm quy hoạch và vi phạm Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị gây lãng phí tài sản của Nhà nước, lãng phí tiền, tài sản của nhân dân; đồng thời cũng góp phần giảm bớt lực lượng cán bộ kiểm tra, thanh tra các cấp về lĩnh vực xây dựng, thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính mà Chính phủ đã đề ra.

Mục tiêu cụ thể, năm 2019 toàn tỉnh có 12 đô thị hiện hữu, bao gồm 01 đô thị loại III (thành phố Hòa Bình) và 11 đô thị loại V. Đến năm 2025, phấn đấu nâng cấp đô thị thành phố Hòa Bình lên loại II, đô thị Lương Sơn và Mai Châu lên loại IV, hoàn chỉnh công tác chuẩn bị thành lập 02 đô thị mới là Chợ Bến và Mông Hóa. Đến năm 2030 phấn đấu tỉnh Hòa Bình có 18 đô thị, bao gồm 01 đô thị loại II (thành phố Hòa Bình), 04 đô thị loại IV (thị xã Lương Sơn, Thị xã Mai Châu, Thị trấn Bo, Thị trấn Chi Nê), 13 đô thị loại V (gồm 9 đô thị trong giai đoạn 2016 - 2020 và 04 đô thị hình thành mới). Tầm nhìn đến năm 2030: Tiếp tục xây dựng và củng cố các tiêu chí đô thị của 18 đô thị phát triển trong giai đoạn đến năm 2030; nâng cấp các chỉ tiêu đô thị loại V lên đô thị loại IV; hình thành một số đô thị loại V mới thuộc huyện Đà Bắc (thị trấn Mường Chiềng, Vầy Nưa, Đoàn Kết).

Bảy là, tăng cường ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực như quy hoạch và

quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, hành chính công,... nhằm từng bước cải thiện hiệu quả công tác quản lý đô thị; quản lý quy hoạch và giám sát các tiêu chí phát triển bền vững thông qua việc số hóa toàn bộ bản đồ quy hoạch. Tăng cường phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng để các tổ chức, công dân thực hiện; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ, pháp luật về xây dựng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là ở cấp huyện, cấp xã. Tăng cường thanh, kiểm tra công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh, hạn chế tối đa việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch…

Tám là, các huyện, thành phố chủ động tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy

hoạch xây dựng đến thời hạn phải rà soát điều chỉnh theo quy định. Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, đặc biệt là các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng để người dân, tổ chức và doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát thực hiện theo quy hoạch. Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra các công trình xây dựng lấn chiếm đất công, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang an toàn giao thông, xử lý nghiêm theo quy định. Thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu để đảm bảo lựa chọn được đơn vị tư vấn lập quy hoạch có đủ năng lực,… nhằm hướng đến mục tiêu: Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và định hướng công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững.

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện thanh tra của Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đốivới việc cấp giấy phép xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: THANH TRA CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH HOÀ BÌNH (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w