Thứ nhất, thường xuyên làm tốt hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm hoạt động thanh tra, bố trí sử dụng đội ngũ Thanh tra đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn. Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, tác phong hoạt động phù hợp với sự phát triển, hoàn thiện của hệ thống.
Thứ hai, Khi xây dựng kế hoạch thanh tra phải bám sát định hướng của Sở
Xây dựng tỉnh Hòa Bình đối với việc cấp giấy phép xây dựng, các văn bản qui phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan, đặc điểm tình hình thực tế đơn vị và phối hợp chặt chẽ các phòng ban có liên quan để xây dựng kế hoạch thanh tra phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
phục vụ quá trình lập kế hoạch thanh tra; thu thập, phân tích số liệu phục vụ cho quá trình Thanh tra của Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đối với việc cấp giấy phép xây dựng. Thực hiện giám sát hoạt động đoàn thanh tra nhằm kịp thời phát hiện chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện thanh tra tại các đơn vị.
Thứ tư, Nắm chắc các văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá kết luận, kiến
nghị chính xác, khách quan, trung thực, có lý, có tình, có sức thuyết phục cao. Tăng cường hoạt động phúc tra việc chấp hành kết luận, kiến nghị của đoàn thanh tra đối với việc cấp giấy phép xây dựng
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xâydựng tỉnh Hoà Bình
Con người luôn được đánh giá là nhân tố quyết định cho sự thành công của một tổ chức. Trong bất cứ hoạt động nào, người ta cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân tố con người, trong công tác thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình cũng không ngoại lệ, năng lực, trình độ và phẩm chất của lực lượng cán bộ làm công tác kiểm soát chi là nhân tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của công tác thanh tra. Để làm tốt công tác thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình đòi hỏi đội ngũ cán bộ thanh tra phải đạt được các yêu cầu sau: có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực thanh tra nói chung và thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng nói riêng, có khả năng làm chủ được công nghệ cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong lĩnh vựcthanh tra, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp và văn hóathnah tra. Để có được đội ngũ cán bộ theo yêu cầu trên, cần thực hiện tốt những việc sau:
Về công tác cán bộ: đội ngũ cán bộ thanh tra phải đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng; có tâm, có tầm, có bản lĩnh nghề nghiệp, tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức, tác phong tốt và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Bên cạnh đó cần trang bị phương tiện làm việc cho cán bộ làm công tác thanh tra đầy đủ, hiện đại ngang tầm với sự phát triển nhanh chóng của đất nước và
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ với nhiều loại hình đào tạo đa dạng, nội dung đào tạo phong phú. Về hình thức đào tạo, bên cạnh việc cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo dài hạn (đại học, sau đại học), các khóa đào tạo nghiệp vụ, phổ biến quy định mới của pháp luật do Sở Xây dựng Hòa Bình và Bộ Xây dựng ttổ chức, cần chú trọng tổ chức buổi thảo luận trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, phổ biến những kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả tốt trong công tác thanh tra giữa các tổ nghiệp vụ của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình; đồng thời phối hợp tổ chức các buổi giao lưu học hỏi với các Sở Xây dựng khác trong toàn hệ thống.
Khi tuyển chọn cán bộ làm hoạt động thanh tra đòi hỏi phải tiến hành một cách hết sức nghiêm ngặt nhằm lựa chọn được những cán bộ giỏi đáp ứng được nhu cầu công việc, cán bộ thanh tra phải có phẩm chất đạo đức và chính trị tốt, có trình độ và thâm niên hoạt động trong ngành, có kiến thức quản lý nhà nước và nắm vững các quy trình nghiệp vụ của ngành, pháp luật của nhà nước, có năng lực quan sát và khả năng nắm bắt vấn đề nhanh.
Không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm hoạt động thanh tra về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học, khả năng sử dụng ngoại ngữ, đào tạo trong thực tiễn hoạt động theo phương pháp vừa học vừa làm kèm cặp và giúp đỡ lẫn nhau trong đoàn thanh tra, tổng kết đúc rút kinh nghiệm lẫn nhau sau mỗi cuộc thanh tra, tiếp nhận sự tư vấn, trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức quốc tế về hoạt động thanh tra.
Xây dựng nội dung chương trình để đào tạo Trưởng đoàn thanh tra, vì trưởng đoàn thanh tra chính là người đại diện cho đoàn thanh tra làm việc trực tiếp với đối tượng được thanh tra kiểm tra, tiêu chuẩn của người được chọn đào tạo trưởng đoàn phải là người có kinh nghiệm hoạt động, có khả năng đoàn kết, có năng lực chỉ đạo điều hành một cuộc thanh tra, có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, hiểu biết và nắm vững luật pháp liên quan đến hoạt động thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình, có khả năng phân tích tổng hợp, kết luận những vấn đề phát sinh trong mỗi cuộc thanh tra, có tinh thần dám đấu tranh và có phương pháp đấu tranh thích hợp bảo vệ được những kiến nghị, kết luận và những biện pháp
xử lý đúng đắn của cuộc thanh tra nêu ra.
Bên cạnh những đòi hỏi về chuyên môn trình độ của cán bộ thanh tra phải có chính sách đãi ngộ phù hợp cho những cán bộ làm hoạt động thanh tra, nhiệm vụ của cán bộ thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình ngày càng nặng nề và gắn chặt với trách nhiệm của công việc được giao, đặc thù của ngành thanh tra là cán bộ thường xuyên phải đi hoạt động xa nhà với thời gian dài, ít có thời gian dành cho gia đình, lao động phức tạp hơn nhiều so với những hoạt động khác của đơn vị, nhưng trong cơ chế chính sách đãi ngộ với cán bộ làm hoạt động thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình lại chưa tương xứng, tình trạng đãi ngộ hiện nay đã dẫn tới hiện tượng nhiều cán bộ chưa thực sự yên tâm với nghề, thu nhập thấp, điều kiện hoạt động khó khăn, phương tiện thực thi nhiệm vụ thiếu chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Ngoài những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, Sở Xây dựng Hòa Bình cần luôn chú trọng hơn nữa tới việc bồi dưỡng cho cán bộ thnah tra kiến thức về văn hóa, văn minh công sở, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đặc biệt cần xây dựng cho cán bộ thanh tra ý thức được trách nhiệm để từ đó sẽ có thái độ lịch sự, hòa nhã, tôn trọng tại đơn vị thanh tra.
3.2.2. Hoàn thiện hình thức, công cụ thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình
3.2.2.1. Hoàn thiện công cụ thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình
Thứ nhất, Pháp luật thanh tra cần quy định cụ thể hình thức thanh tra và các
yếu tố có liên quan đến hình thức thanh tra, như: nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, mục đích thanh tra, trình tự thủ tục, thời hạn thanh tra, loại hình thanh tra. Theo đó, nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra chỉ phù hợp với hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra theo kế hoạch, với các cuộc thanh tra đột xuất, thanh tra thường xuyên thì nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra là không phù hợp; thời hạn thanh tra theo quy định hiện hành chỉ phù hợp với các cuộc thanh tra hành chính có nội dung không quá phức tạp, còn các cuộc thanh tra diện rộng, thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có nội
dung rộng, tính chất phức tạp thì cần có thời hạn thanh tra dài hơn; mục đích thanh tra nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật chỉ phù hợp với hoạt động thanh tra hành chính, còn hoạt động thanh tra chuyên ngành với hình thức thanh tra đột xuất, thanh tra thường xuyên thì mục đích thanh tra hướng tới chủ yếu là nhằm phát hiện và xử lý hành vi vi phạm. Các yếu tố có liên quan đến hình thức thanh tra cần phải quy định cụ thể và phù hợp với từng hình thức thanh tra, qua đó mới phát huy được ý nghĩa của từng hình thức thanh tra.
Thứ hai, Công tác thanh tra ngành xây dựng cần xem xét sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật có liên quan nhằm tạo điều kiện cho cơ quan thanh tra xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra phù hợp hơn với tình hình thực tế. Cụ thể là cần có những quy định chặt chẽ để đảm bảo cho cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có thể hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thanh tra cấp dưới trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tránh việc lợi dụng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra để không tiến hành thanh tra, buông lỏng quản lý và bao che cho các đơn vị có hành vị vi phạm pháp luật về môi trường.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện kế hoạch thực hiện cuộc thanh tra chuyên
ngành trong lĩnh vực xây dựng một cách cụ thể, chặt chẽ và khoa học để thực hiện trong toàn ngành một cách thống nhất, tránh trường hợp tổ chức thực hiện một cách tùy tiện, thực hiện theo ý chí chủ quan của người có thẩm quyền. Hiện nay, quy trình tiến hành một cuộc thanh tra được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2014/TTCP cuả Thanh tra Chính Phủ. Tuy nhiên, đây là hướng dẫn đối với cuộc thanh tra nói chung (cả hành chính và chuyên ngành), do đó thực tế khi áp dụng tại các cuộc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng đôi lúc chưa thực sự phù hợp với thực tế, đặc biệt là các cuộc thanh tra đột xuất.
3.2.2.1. Hoàn thiện hình thức thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình
Thực tiễn hiện nay cho thấy, việc xây dựng và thực hiện hình thức thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất đã bộc lộ nhiều vấn đề cần khắc phục. Kế hoạch thanh tra hàng năm được chia làm 2 phần (kế hoạch thanh tra chính thức và kế hoạch thanh tra dự phòng); Thanh tra Sở chủ yếu thực hiện các cuộc thanh tra theo kế hoạch. Điều này xuất phát từ việc hàng năm, các cơ quan thanh tra theo cấp hành
chính thực hiện nhiều cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, theo chỉ đạo, yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, nên khi xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, các cơ quan thanh tra thường đưa ít cuộc thanh tra vào kế hoạch, vì còn dành nguồn lực để thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất. Thực tế này đòi hỏi việc tổ chức thực hiện các hình thức thanh tra tại mỗi cấp thanh tra, mỗi cơ quan thanh tra phải linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của từng ngành, địa phương, nhưng cũng phải bảo đảm nguồn lực để thực hiện các yêu cầu của Định hướng xây dựng chương trình thanh tra hàng năm.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình thanh tra việc cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả giai đoạn chuẩn bị thanh tra:
Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra
Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Sở Xây dựng Hòa Bình căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với đơn vị được thanh tra.
Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu nhận được, lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình. Báo cáo gồm các nội dung sau:
Khái quát chung về tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra; Kết quả khảo sát, nắm tình hình theo từng nội dung: Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra; Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.Về công bố kết quả thanh tra
Các phòng, ban liên quan cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn thiện quy định pháp luật về công bố quyết định thanh tra theo hướng đẩy nhanh tiến độ thanh tra và công bố kết quả thanh tra một cách nhanh nhất đến
các tổ chức vàcá nhân hoạt động trong lĩnh vự xây dựng. Ngoài ra, việc công bố quyết định thanh tra cần theo hướng tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ quan báo chí và người dân nhằm phát huy vai trò của báo chí và người dân trong việc hỗ trợ công tác thanh tra, mặt khác là nhằm tăng cường việc giám sát các hoạt động về xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả giai đoạn thực hiện thanh tra:
Cần công khai minh bạch trong quá trình thực hiện thanh tra theo quy định tại Quyết định số 588/2004/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước thì “Thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức” là tài liệu mật. Quy định như vậy nhằm đảm bảo cho hoạt động của Đoàn thanh tra không chịu sức ép từ dư luận xã hội cũng như đảm bảo tính chủ động của các cơ quan thanh tra nói chung và Đoàn thanh tra nói riêng. Tuy nhiên, việc xác định độ mật của các thông tin, tài liệu như đã nêu cũng có những điểm hạn chế, bởi vì quy định như vậy có thể dẫn đến sự khép kín thông tin trong nội bộ Đoàn thanh tra, thậm chí có thể tạo khe hở cho việc lợi dụng, làm nảy sinh tiêu cực trong hoạt động thanh tra.
Do đó, cần bổ sung quy định để vừa đảm bảo cho hoạt động thanh tra được đúng pháp luật, song lại hạn chế được việc can thiệp trái pháp luật tới hoạt động thanh tra. Để thực hiện được yêu cầu này thì trước hết phải rà soát các quy định hiện hành nhằm tăng cường công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thanh tra, trên cơ sở đó xác định rõ những thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra có thể được công khai nhằm tạo sự ủng hộ từ phía xã hội (người dân, báo chí) đối với công tác thanh tra, đồng thời quy định cụ thể các thông tin, tài liệu không được phép công khai trong quá trình đang tiến hành thanh tra (những thông tin có thể tác động hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả thanh tra hoặc những thông tin không có lợi cho hoạt động của Đoàn thanh tra)…cũng như những thông tin, tài liệu chỉ được công khai khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
Rà soát chặt chẽ hơn nữa hình thức cấp mới giấy phép xây dựng vì các vi phạm chủ yếu được pháp hiện trong hình thức này. Cần nghiên cứu kỹ các hỗ sơ và quy trình cấp phép để phát hiện các hồ sơ, công trình không đủ điều kiện cấp phép