BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạchsử dụng đất năm đầu của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 27)

Biến đổi khí hậu do 2 nguyên nhân: Tự nhiên và nhân sinh, trong đó nguyên nhân do nhân sinh là chủ yếu, chiếm 90%. Cả 2 yếu tố này đều ảnh hưởng đến tổng lượng bức xạ mặt trời được hệ thống khí hậu hấp thụ. Tuy nhiên, những hoạt động của con người là yếu tố quan trọng gây biến đổi khí hậu (BĐKH) do đào thải nhiều khí nhà kính dẫn đến hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2. Biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng trái đất đang nóng dần lên và kéo theo nhiều hậu quả khác như nước biển dâng lên, hiện tượng El-Nino hoạt động mạnh lên cả về cường độ và tần suất,…

Tác động của BĐKH đối với thiên tai, con người, cây trồng và vật nuôi, như làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, các dịch bệnh trên người, trên gia súc, gia cầm và trên cây trồng.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước, như chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp và an ninh lương thực, như tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.

Tại huyện Triệu Sơn cũng như toàn tỉnh Thanh Hóa và cả nước cũng đang phải chịu hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. Tác động của biến đổi khí hậu liên quan đến môi trường đất, nước và ảnh hướng đến sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh thể hiện trên các mặt sau đây:

Chế độ mưa thay đổi có thể gây úng lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô đối với các xã đồng bằng và gây lụt, lũ ống lũ quét đối với các xã miền núi, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. Trên các sông suối lớn như Sông Nhơm, Sông Hoàng,... xu hướng giảm đối với dòng chảy kiệt và xu hướng tăng nhiều hơn đối với dòng chảy lũ. Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ do hạn hán ngày một gia tăng, khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp và khả năng cung cấp nước ở nông thôn và sản xuất thủy điện của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng.

Với thời tiết ngày một nóng lên đã làm cho diện tích cây trồng á nhiệt đới trên địa bàn huyện bị thu hẹp thêm; tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, lan truyền dịch bệnh vật nuôi.

Nhiệt độ tăng kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp, tăng cường đồng hóa của cây xanh, tuy vậy chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.

Biến đổi khí hậu có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: bão, tố lốc, lũ lụt, sạt lở đất, ngập úng, hạn hán, rét hại... làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Sự nghèo kiệt, suy thoái của các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng do biến đổi khí hậu và do sự bất cẩn của con người trong quá trình sử dụng đã làm cho các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp ngày một gia tăng. Những vấn đề đó đặt ra cho các cấp, các ngành trong tỉnh phải có các giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động xấu đến sản xuất, đồng thời phục hồi tài nguyên để sử dụng có hiệu quả đi đôi với việc cải thiện môi trường để phát triển bền vững.

Phần II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản ly nhà nước về đất đai có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

1.1.1. Tình hình thực hiện các văn bản pháp quy

Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2014. Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, UBND huyện đã phối hợp với Sở tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền triển khai thực hiện Luật cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan liên quan ở huyện, chủ tịch, cán bộ chuyên môn của các xã, thị trấn. Ở các xã, thị trấn huyện tiến hành tổ chức các lớp để tuyên truyền Luật Đất đai cho cán bộ cơ sở. Ngoài ra còn thực hiện tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở.

Nhằm cụ thể hoá các quy định về công tác quản lý đất đai của Chính phủ cũng như của tỉnh Thanh Hóa; UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn để phù hợp với các quy định, chỉ tiêu sử dụng đất theo quy định mới của Luật Đất đai 2013.

1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

UBND huyện đã tiến hành xác định lại ranh giới hành chính trên cơ sở hồ sơ tài liệu theo chỉ thị 364/CT- TTg cũng như tài liệu đo đạc địa chính chính quy, đo đạc chỉnh lý bổ sung. Đến nay địa giới hành chính giữa huyện với các huyện giáp ranh đã được xác định bởi các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới trên thực địa và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Bên cạnh đó, việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện và các xã, thị trấn cũng được UBND huyện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đáp ứng tốt trong việc quản lý địa giới hành chính cũng như phục vụ các yêu cầu chung của ngành.

Thực hiện Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh thanh Hóa. Hiện tại huyện có 34 đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó có 32 xã và 02 thị trấn, có hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính xã, thị trấn. (Nhập toàn bộ 3,21 km2 diện

tích tự nhiên, 3.491 người của xã Minh Dân và toàn bộ 3,49 km2 diện tích tự

nhiên, 4.567 người của xã Minh Châu vào thị trấn Triệu Sơn. Sau khi nhập, thị

trấn Triệu Sơn có 8,50 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.938 người;

Thành lập thị trấn Nưa trên cơ sở toàn bộ 21,20 km2 diện tích tự nhiên, 9.638

người của xã Tân Ninh)

1.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Huyện Triệu Sơn có 32 xã, 02 thị trấn đã được đo vẽ bản đồ địa chính có tọa độ. Đến cuối năm 2012 đã có 34/34 đơn vị xã, thị trấn đã được đo đạc địa chính theo phương pháp công nghệ số, thuận lợi cho quản lý và sử dụng và lập

bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện theo quy định của Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đối với công tác khảo sát đánh giá, phân hạng đất không thực hiện riêng mà nằm trong dự án phân hạng đất tỉnh Thanh Hóa. Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và thu hồi, giao đất, cho thuê đất. Hiện nay đang tiến hành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 trình UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.

1.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Để giải quyết việc giao đất và cho thuê đất, nhất là đất ở cho nhân dân trên địa bàn huyện; theo Luật Đất đai việc giải quyết đất ở cho các xã và thị trấn phải trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được quan tâm và thực hiện theo Luật định. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu(2011-2015) của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 06/01/2014.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Triệu Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 08/5/2019. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được lập trình Sở Tài nguyên Môi trường thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt.

Quy hoạch nông thôn mới cấp xã đã được các phòng chuyên môn của huyện thẩm định và chủ tịch UBND huyện phê duyệt. Đến nay các xã đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cùng với quy hoạch nông thôn mới cho 32 xã. Riêng Quy hoạch chung thị trấn Triệu Sơn đã được Viện Quy hoạch xây dựng Thanh Hóa thực hiện năm 2003 và đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số: 1547/2004/QĐ-CT ngày 12/5/2004. Tuy nhiên do tình hình suy thoái kinh tế, không dự báo hết những quy luật phát triển kinh tế nên Quy hoạch sử dụng đất cần phải Quy hoạch bổ sung để phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Ngoài ra các Quy hoạch chung đô thị: Gốm, Đà, sim, Thiều, Nưa đã được Lập và được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.

Hàng năm UBND huyện cũng đã thực hiện việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 và đã được UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở thực hiện các công trình dự án trong năm kế hoạch.

1.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường quy định chi tiết

một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Đến nay huyện đã giao sử dụng và quản lý 29.004,53 ha, chiếm 100% diện tích tự nhiên. Quy trình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất được thực theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 và bước đầu thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hạn chế được tình trạng thực hiện không theo quy hoạch.

1.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Đây là công tác có nhiều tính chất nhạy cảm, phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, do vậy luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, sát sao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Phòng Tài nguyên Môi trường thường xuyên tham mưu cho UBND huyện xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cấp xã tháo gỡ kịp thời các tồn tại, khó khăn, vướng mắc phức tạp phát sinh trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Do đó, trong 5 năm qua mặc dù trên địa bàn huyện thu hồi hàng trăm ha đất để chuyển mục đích thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ, tác động trực tiếp đến hàng trăm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhưng đã không để xảy ra diễn biến phức tạp gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.

Nhìn chung, các dự án đều được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư theo quy phạm pháp luật. Do có sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ nên việc áp dụng trình tự, thủ tục thu hồi đất, triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án tương đối nhanh chóng, thuận lợi; hạn chế tối đa tình trạng thắc mắc, khiếu kiện của người có đất Nhà nước thu hồi đất.

1.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

3.1.7.1. Kết quả thực hiện

Đây là công tác thường xuyên liên tục trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lần đầu) đối với các loại đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai.

Tính đến 31/12/2020 toàn huyện cấp được. 18.553,40 ha/ 20.844,33 ha,

đạt 89,01 % tổng diện tích cần phải cấp; Tổng số giấy đã cấp là 112.418

giấy/125.836 giấy cần cấp, đạt 89,34%. trong đó:

- Đất ở hộ gia đình, cá nhân: Tổng diện tích đã cấp là 4.666,41 ha/5.620,12 ha cần cấp, đạt 83,03%. Tổng số giấy đã cấp 63.476 giấy/73.716 giấy phải cấp, đạt 86,11%. Trong đó:

+ Đất ở tại đô thị cấp được 206,31 ha /236,18 ha, đạt 87,35 % với tổng số giấy đã cấp 5.595 giấy/6.089 tổng số giấy cần cấp, đạt 91,89 %.

+ Đất ở tại nông thôn cấp được 4.460,10 ha/ 5.383,94 ha, đạt 82,84 % với tổng số giấy đã cấp 57.881 giấy/ 67.627 giấy, đạt 85,59 %

- Đất sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích đã cấp giấy 8.575,44 ha/9.454,30 ha, đạt 90,70 % với tổng số giấy đã cấp 45.623 giấy/48.545 giấy, đạt 94,16 % .

- Đất lâm nghiệp: Tổng diện tích đã cấp giấy 5.291,35 ha/5.749,70 ha, đạt 92,03 % với tổng số giấy đã cấp 3.311 giấy/3.658 giấy, đạt 90,51 % .

- Đất nông nghiệp khác (đất làm trang trại): Tổng diện tích đã cấp giấy 20,21 ha/20,21 ha, đạt 100 % với tổng số giấy đã cấp 08 giấy/08 giấy, đạt 100 %

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đã cấp 7 giấy với diện tích 2,01 ha, đạt 0,02% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất y tế 1 giấy với diện tích 1,55 ha, đạt 0,01% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất cơ sở giáo dục – đào tạo 1 giấy với diện tích 1,52 ha, đạt 0,01% diện tích đất phi nông nghiệp.

Hệ thống hồ sơ địa chính cơ bản thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Hồ sơ GCN cấp tập trung đã được lập thành 3 bộ lưu 3 cấp, hồ sơ cấp GCN được cập nhật thường xuyên trong hệ thống sổ sách theo dõi của cấp xã và huyện.

3.1.7.2. Nguyên nhân tồn tại trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Từ năm 1993, thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ về giao đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, huyện Triệu Sơn đã tiến hành cấp GCNQSD đất nông nghiệp kết hợp với đất lâm nghiệp và đất thổ cư.

Triệu Sơn đã tiến hành dồn điền đổi thửa lần 2, trong thời gian tới cần phải cấp đổi GCNQSD đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất thổ cư và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 88/2010/NĐ-CP.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và đất ở nói

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạchsử dụng đất năm đầu của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)