III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC
3.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế
dụng đất sử dụng đất kỳ tới.
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp cần đi trước để đảm bảo nguyên tắc quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực và địa phương có sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp quy hoạch ngành duyệt trước thì phải có sự rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
- Kinh tế, xã hội phát triển rất nhanh do yêu cầu đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất nên nhu cầu sử dụng đất tăng cao và rất đa dạng, làm tăng giá trị của đất đòi hỏi công tác quản lý đất đai nói chung, quy hoạch nói riêng phải hoàn chỉnh về lực lượng cũng như cơ chế, chính sách mới phù hợp để có thể quản lý tốt theo quy hoạch và pháp luật.
- Qua thực tế quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020, có thể thấy pháp luật đất đai hiện chưa ràng buộc các ngành, lĩnh vực và chính quyền địa phương tuân thủ quy hoạch sử dụng đất, đồng thời quy hoạch sử dụng đất dễ bị điều chỉnh theo yêu cầu của nhà đầu tư. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về phương pháp luận để nâng cao luận chứng của tài liệu quy hoạch sử dụng đất, nâng cao tầm quan trọng của tài liệu quy hoạch trong công tác quản lý điều hành của chính quyền các cấp, đồng thời bổ sung quy định về chấp hành quy hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, cần có những chế tài cụ thể, chặt chẽ, ràng buộc trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo để hạn chế phá vỡ quy hoạch vì lợi ích của địa phương gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung của tỉnh.
- Phương án quy hoạch cần được rà soát chi tiết, đảm bảo đủ nhu cầu nhưng ở mức tiết kiệm và phù hợp nhất, tránh tình trạng quy hoạch theo kiểu ”đánh nhầm còn hơn bỏ sót” gây lãng phí đất đai, để tình trạng quy hoạch treo tràn lan.
- Việc quy hoạch các cụm công nghiệp cần xem xét tính thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh, liên huyện; gắn với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công tác bảo vệ môi trường. Vị trí, quy mô các cụm công nghiệp phải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế tránh tình trạng triển khai chậm tiến độ, tỷ lệ lấp đầy thấp, để hoang hóa trong nhiều năm. Khắc phục và không bố trí các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp bám sát các trục quốc lộ, các trục đường có tính chiến lược.
- Gắn quy hoạch sử dụng đất với biến đổi khí hậu; đặc biệt cần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, đẩy nhanh việc trồng và khoanh nuôi rừng, phủ xanh và sử dụng hết đất trống đồi núi ổn định đời sống của đồng bào dân tộc. Diện tích đất rừng đều có người làm chủ trực tiếp (phòng hộ, kinh tế). Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, gắn liền với công nghiệp khai thác và chế biến, kinh doanh tổng hợp đất rừng.
- Tài liệu quy hoạch sử dụng đất cần xác định cụ thể các giải pháp để bảm bảo tính khả thi của việc thực hiện theo quy hoạch.
đặc biệt là pháp luật về đất đai.