I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng
1.3.1. Định hướng sử dụng đất khu vực nông – lâm nghiệp:
- Khu vực chuyên trồng lúa nước nằm ở phía đông của huyện gồm các xã: An Nông, Thọ Dân, Thọ Phú, Thọ Vực, Thọ Thế, Xuân Lộc, Xuân Thịnh; Nông Trường, Khuyến Nông, Tiến Nông với diện tích khoảng 7.000 – 8.000 ha.
- Khu vực chuyên canh mía nằm về phía tây của huyện tập trung ở các xã: Minh Sơn, Thọ Tân, Xuân Thọ, Thọ Cường, Thọ Ngọc, Thọ Sơn, Thọ Bình, Bình Sơn, Thọ Tiến, Hợp Lý, Hợp Tiến, Hợp thắng, Hợp Thành, Triệu Thành diện tích khoảng 900 ha.
- Cây công nghiệp lâu năm chủ lực trên địa bàn huyện là cây chè, với diện tích khoảng 245 ha. Chủ yếu tập trung ở xã niền núi của huyện (Bình Sơn).
- Diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu tại các xã Vân Sơn, Thái Hòa và Tân Ninh với diện tích trên 1.000 ha. Diện tích này cần tập trung khôi phục và phát triển vốn rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Tập trung cải thiện nhanh chóng giống và năng suất rừng trồng, thông qua áp dụng công nghiệp sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng. Phát triển vùng nguyên liệu gỗ giấy Bình Sơn, Na -Tân Ninh; chăm sóc thâm canh
diện tích rừng đã trồng để đạt năng suất gỗ 150-200 m3/ha cho 01 chu kỳ khai
thác; nhằm bảo đảm nguyên liệu cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất.
1.3.2. Định hướng sử dụng đất khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp
Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh như: khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản, năng lượng… chú trọng công nghiệp tái chế lắp ráp, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp thu hút nhiều lao động. Đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất đối với các dự án công nghiệp nhằm đảm bảo môi trường; đối với các dự án mới chỉ triển khai các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
Đến năm 2030 dự kiến mở rộng cụm nghiệp Dân Lý - Dân Quyền - Dân Lực quy mô 70 ha, xây dựng cụm công nghiệp Nưa với diện tích khoảng 20 ha,
cụm công nghiệp Hợp Thắng 70 ha, cụm công nghiệp Đồng Thắng 30 ha, cụm công nghiệp Thọ Ngọc 50 ha.
Phát triển công nghiệp làng nghề, tiểu thủ công nghiệp tại các xã trên địa bàn huyện với quy mô từ 5 ha trở lên.
Ngoài ra nhanh chóng hình thành khu công nghiệp Phía Tây thành phố Thanh Hóa (xã Đồng Tiến, Đông Thắng) với quy mô 200 ha vào hoạt động.
1.3.3. Định hướng sử dụng đất khu đô thị, thương mại, dịch vụ và du lịch
- Phát triển hệ thống mạng đô thị, tạo các trung tâm kinh tế, dịch vụ xã hội phục vụ phát triển giao lưu kinh tế giữa các xã, các vùng trong huyện; tăng tỷ lệ đô thị hoá: Đến năm 2030, nâng cấp, mở rộng Thị trấn Triệu Sơn đạt đô thị loại IV, diện tích 849,41 ha; xây dựng Thị trấn Nưa với chức năng đô thị: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch); xây dựng chùm đô thị mới Sao Mai (Sao Mai I tại xã Minh Sơn-Thị trấn; Sao Mai II tại xã Minh Dân - Dân Lý - Dân Quyền; Sao Mai III tại xã Xuân Thịnh-Thọ Dân. Đồng thời, nâng cấp các điểm tiền đô thị: Thiều (Dân Lý); Đà (Thọ Dân); Gốm (Đồng Tiến); Sim (Hợp Thành); Quán Chua (Thọ Vực); Thọ Cường; Triệu Thành; Thọ Sơn; Vân Sơn trở thành các đô thị loại V, với quy mô: 200 -350 ha.
- Tổ chức, sắp xếp, củng cố và phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ gắn với quy hoạch phát triển các thị trấn, thị tứ.
- Xây dựng mối liên kết với mạng lới siêu thị và các trung tâm thương mại trong cả tỉnh, cả nước để tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm sản xuất từ huyện. Đến năm 2030 trên địa bàn toàn huyện hình thành: Siêu thị hạng II Thị trấn huyện, quy mô 6.000 m2; các siêu thị hạng III Sim (Hợp Thành), quy mô: 5.000 m2; Thiều (Dân Lý): 4.000 m2; Na (Tân Ninh): 5.000m2; Trung tâm thương mại Giắt (Thị trấn
huyện) 6.500 m2; Thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh, khai thác 24
chợ hiện có.
1.3.4. Định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn
Phát triển nông thôn trên cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp theo quan điểm sinh thái bền vững và từng bước phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp gắn với mở mang dịch vụ, thực hiện xoá đói giảm nghèo.
Đưa nhanh các thành tựu của khoa học công nghệ vào nông nghiệp và nông thôn. Đa dạng hoá trồng trọt và chăn nuôi gắn với phát triển các ngành nghề trong nông thôn. Thực hiện điện khí hoá, cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá. Tạo điều kiện giúp nông dân làm nông nghiệp theo phương pháp và quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến.
Thúc đẩy hợp lý quá trình tích tụ ruộng đất, tích tụ vốn và quá trình chuyển đổi một số lao động nông nghiệp sang làm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong nông thôn ở các trung tâm, các thị tứ.
Xây dựng các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách cần được tạo thành một hệ
thống đồng bộ với chính sách sử dụng đất, tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm, trợ giá, bảo hiểm sản xuất...
Xây dựng các khu dân cư mới cần bố trí tập trung nhằm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện có từng bước đạt tiêu trí nông thôn mới.