Phương án đầu tư và chiến lược phát triển sau khi cổ phần hóa:

Một phần của tài liệu 2. PA CPH (Trang 53 - 55)

II. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA

12. Phương án đầu tư và chiến lược phát triển sau khi cổ phần hóa:

12.1. Định hướng phát triển của Công ty:

Công ty Địa chính, Tư vấn và Dịch vụ đất đai sẽ phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sau cổ phần hóa với các mục tiêu cụ thể:

12.2. Kế hoạch kinh doanh 03 năm sau cổ phần hóa:

Căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh các năm trước cũng như tình hình kinh tế trong nước và thế giới hiện nay, chiến lược phát triển Công ty sau cổ phần hóa nêu trên, Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015 – 2017 với các chỉ tiêu như sau:

Bảng 16: Kế hoạch kinh doanh 03 năm sau cổ phần hóa.

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Vốn điều lệ Tr. đồng 13.350 13.350 13.350 2 Tổng doanh thu Tr. đồng 82.327 86.443 90.765 3 Tổng chi phí Tr. đồng 79.757 83.823 88.095 4 Lợi nhuận trước thuế Tr. đồng 2.570 2.620 2.670 5 LNTT/Vốn điều lệ % 19,25% 19,63% 20,00% 6 Lợi nhuận sau thuế

(LNST) Tr. đồng 2.005 2.044 2.083

7 LNST/ Vốn điều lệ % 15,02% 15,31% 15,60% 8 Trích lập các quỹ Tr. đồng 1.255 1.244 1.233

Quỹ dự phòng tài chính Tr. đồng

Quỹ khen thưởng phúc lợi Tr. đồng 879 871 863

Quỹ đầu tư phát triển Tr. đồng 376 373 370

9 Lợi nhuận giữ lại Tr. đồng

10 LNST để chi cổ tức Tr. đồng 750 800 850 11 Tỷ lệ cổ tức chi trả % 5,62% 5,99% 6,37%

12.3. Biện pháp thực hiện:

12.3.1. Đối với tổ chức bộ máy Công ty cổ phần:

Sau khi cổ phần hóa, Công ty sẽ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới sự quản lý, giám sát và điều hành của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát và Ban Giám đốc. Việc thành lập HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Tổng Giám đốc sẽ tuân theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định hiện hành về công ty cổ phần. Cơ sở hoạt động của Công ty cổ phần là Điều lệ, trên cơ sở tôn trọng pháp luật và các quy định có liên quan.

Cơ cấu quản lý và bộ máy tổ chức Công ty cũng sẽ được sắp xếp, tinh giản ở mức hợp lý nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. Công ty cũng sắp xếp lại và củng cố một số phòng ban, một số đơn vị sản xuất trực thuộc để tập trung thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

Song song với việc sắp xếp và củng cố lao động, công tác đào tạo và việc tuyển dụng mới cũng được Ban lãnh đạo Công ty chú trọng nhằm bố trí sắp xếp lại lao động phù hợp với chuyên môn, sở trường, tận dụng có hiệu quả một cách triệt để nguồn nhân lực của Công ty.

12.3.2. Đối với sản xuất kinh doanh:

Để đạt được những mục tiêu và thực hiện được chiến lược nêu trên, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ được kiện toàn lại theo hướng tập trung vào các nội dung sau:

- Phân tích, đánh giá môi trường, thị trường sản xuất kinh doanh, gồm các nội dung: đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường (thực trạng, xu hướng, dự báo nhu cầu, rủi ro); rà soát hệ thống pháp lý, thủ tục hành chính có liên quan; phân tích đối thủ cạnh tranh (quy mô, năng lực, chiến lược của các đối thủ chủ chốt trên thị trường); xác định nguồn cung các yếu tố đầu vào thiết yếu và phương án chuẩn bị nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Lập kế hoạch kinh doanh, bao gồm các nội dung: xây dựng mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển; lập kế hoạch nguồn lực, kế hoạch doanh thu, chi phí, dòng tiền; xây dựng cơ chế kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế;

- Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, gồm các nội dung: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty tại từng giai đoạn, thời điểm; xác định mục tiêu, công việc chi tiết đến từng đơn vị, bộ phận; xây dựng cơ chế làm việc đội, nhóm;

- Điều hành tổ chức sản xuất kinh doanh, gồm các nội dung: lập phương án sản xuất kinh doanh chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng hợp đồng, dự án; tổ chức phân công thực hiện và kiểm soát quá trình, kết quả thực hiện; thống kê, đo lường, phân tích, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu 2. PA CPH (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)