PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP NGHIÊN cứu QUY TRÌNH sản XUẤT RUỐC cá rô PHI bổ SUNG nấm (Trang 45 - 46)

n 1*v*f 1 + + L*v*f

PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Cá rô phi có thể kết hợp với nấm sò mang lại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Qua các thí nghiệm, hoàn thiện quy trình sản xuất với các thông số như sau:

<---\

Hấp cá (100oC, 15 phút) Xé nhỏ

Tách thịt

*---v

Thời gian hấp cá: Hấp cá ở 100°C trong vòng 15 phút cấu trúc cá săn chắc, dễ tách da, xương, cá có mùi thơm đặc trưng và màu sắc tự nhiên

Tỉ lệ phối trộn cá rô phi:nấm sò là 70:30 cho sản phẩm có chất lượng cảm quan tốt nhất và hàm lượng protein cao nhất

Tỉ lệ phối trộn gia vị là 2% đường, 2% muối, 0.5% bột ngọt và 2% nước mắm cho vị của sản phầm hài hòa, được ưa thích nhất.

Chế độ sấy sản phẩm là 100°C trong 100 phút cho sản phẩm có cấu trúc bông đều, màu sắc đẹp, mùi vị thơm ngon được nhiều người chấp nhận. Đồng thời sản phẩm đạt độ ẩm thích hợp cho bảo quản.

Sau 2 tuần bảo quản, sản phẩm không có dấu hiệu hư hỏng, sản phẩm vẫn đảm bảo về chỉ tiêu vi sinh vật. Đến tuần thứ 3 thì sản phẩm bắt đầu có dấu hiệu bị hư hỏng như: có mùi chua, màu sắc bị biến nâu, bị ẩm mốc.

5.2. Kiến nghị

Vì đề tài còn mới và thời gian và vật chất có hạn nên chỉ có thể khảo sát các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, do đó tôi xin đề xuất nghiên cứu, khảo sát them các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như sau:

Khảo sát ảnh hưởng các loại cá, các loại nấm khác nhau lên sản phẩm

Khảo sát ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến thành phần dinh dưỡng của sản phẩm.

Khảo sát ảnh hưởng của bao bì đến chất lượng của sản phẩm trong thời gian bảo quản.

Khảo sát ảnh hưởng của các chất bảo quản đến chất lượng của sản phẩm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP NGHIÊN cứu QUY TRÌNH sản XUẤT RUỐC cá rô PHI bổ SUNG nấm (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w