NHẬN DẠNG CÁC LOẠI ĐỘNG CƠ VÀNH ẬN DẠNG CÁC CƠ CẤU,

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Trang 37 - 38)

2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

2.6 NHẬN DẠNG CÁC LOẠI ĐỘNG CƠ VÀNH ẬN DẠNG CÁC CƠ CẤU,

HỆ THỐNG TRÊN ĐỘNG CƠ:

Mục tiêu

- Nhận biết được các loại động cơ Nội dung

- Động cơ 4 kỳ: Một chu trình làm việc trải qua 2 vòng quay trục cơ, trục cam quay một vòng, su páp hút và su páp xả đều mở - đóng một lần và có một lần sinh công.

- Động cơ 2 kỳ: Một chu trình làm việc trải qua 1vòng quay trục khuỷu. Động cơ 2 kỳ thường do piston phân phối khí hoặc kết hợp piston và su páp để phân phối khí.

- Động cơ xăng: Thường nhận biết động cơ xăng bằng cách nhận biết các bộ phận của hệ thống đánh lửa hoặc hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng, có bộ chế hoà khí, có bugi, bôbin,...

Động cơ Diesel: Thường nhận biết bằng cách nhận biết các bộ phận của hệ thống cung cấp nhiên liệu, có bơm cao áp và vòi phun cao áp.

- Động cơ chạy bằng pin: Chỉ có động cơ điện và ắc qui lớn.

- Động cơ phun xăng điện tử: nhận biết bằng cách quan sát hệ thống cung cấp nhiên liệu có vòi phun và có hệ thống đánh lửa, có bugi,…

- Động cơ thẳng hàng: Thường có hình dáng hình hộp chữ nhật có bugi hoặc vòi phun xếp thành một hàng thẳng.

- Động cơ hình chữ V: Hình dáng động cơ hình chữ V, bugi hoặc vòi phun thường bố trí làm hai hàng.

- Động cơ chữ W: hình dáng động cơ hình chữ W, bugi hoặc vòi phun thuờng bố trí làm 3 hàng.

- Ô tô có động cơ lai (hybrid): loại nay có trang bị động cơ xăng, và mô tơ điện ở bánh xe và một ắc qui lớn.

- Ô tô sử dụng năng lượng điện: Là ô tô sử dụng một động cơ điện dùng điện ắc qui thay cho động cơ xăng hoặc Diesel.

- Nhận dạng các cơ cấu, hệ thống như hình phần 1.3

2.7 XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHẾT TRÊN CỦA PISTON

Mục tiêu

- Xác định được điểm chết trên cuối kỳ nén của piston. Nội dung

Khi điều chỉnh khe hở nhiệt của động cơ ta thường phải tìm điểm chết trên cuối kỳ nén của máy một, cách tìm điểm chết trên máy một như sau:

Đối với động cơ có dấu điểm chết trên như động cơ: D12, Toyota 3A,...Lắp thiết bị đo áp suất vào lỗ bu gi hoặc lỗ vòi phun máy một, quay trục cơ đến khi áp suất tăng (hoặc nhìn xu páp hút máy một mở ra, đóng lại), rồi quay tiếp để dấu trên bánh đà trùng với dấu điểm chết trên trên két mát đối với động cơ D12, để dấu trên puly trùng với dấu số "o" trên vách máy là piston máy một ở điểm chết trên. Nếu muốn tìm điểm chết trên của máy kế tiếp theo thứ tự nổ, chỉ việc quay trục cơ đi một góc bằng khoảng cách nổ của động cơ đó.Ví dụ khoảng cách nổ của động cơ động cơ Toyota 4A là 180o

. Đối với động cơ chỉ có dấu thời điểm đánh lửa, hoặc thời điểm phun, cách tìm điểm chết trên cuối kỳ nén ban

đầu tương tự như trên: quay trục cơ để thiết bị đo áp suất có áp suất tăng (hoặc nhìn xu páp hút máy một mở ra, đóng lại), rồi quay tiếp để dấu trên puly trùng với dấu thời điểm đánh lửa hoặc thời điểm phun trên vách máy thì dừng lại, khi đó piston đăng ở thời điểm phun hoặc thời điểm đánh lửa. Muốn tìm ĐCT của piston ta dựa vào góc đánh lửa sớm hoặc góc phun sớm để tính góc quay của trục khuỷu tương ứng với piston lên đến điểm chết trên.Ví dụ động cơ D240 có góc phun sớm là 20o, quay trục cơ đi 1 độ tương ứng với 1,6 mm trên chu vi pu ly trục cơ. Như vậy, muốn tìm điểm chết trên sau khi tìm được thời điểm đánh lửa hoắc thời điểm phun, ta chỉ việc quay trục cơ đi một góc bằng 20 . 1,6 = 32 mm trên chu vi pu ly trục cơ.

Đối với động cơ không có dấu: có thể xác định điểm chết trên cuối kỳ nén bằng cách dùng một que cắm vào lỗ bugi hoặc lỗ vòi phun (hình 2.3) quay trục cơ nhìn su páp hút mở, đóng, rồi quay tiếp khi nào que đó bị đẩy lên cao nhất tức là piston đó ở điểm chết trên cuối kỳ nén.

2.8 THỰC HÀNH

Mục tiêu

- Nhận dạng được các cơ cấu của động cơ

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)