Khái niệm về quá trình suy giảm chất lượng của ô tô

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Trang 54 - 55)

- Lập thành thạo được bảng hành trình làm việc của động cơ nhiều xy lanh Nhận biết động cơ 4,6 xy lanh thẳng hàng, 6,8 xy lanh hình chữ V.

5. NHẬN DẠNG SAI HỎNG VÀ MÀI MÒN CHI TIẾT

5.1.1 Khái niệm về quá trình suy giảm chất lượng của ô tô

Trong quá trình sử dụng ô tô, trạng thái kỹ thuật của ô tô dần thay đổi theo hướng sấu đi, dẫn tới hay hỏng hóc và giảm độ tin cậy. Quá trình thay đổi ấy có thể kéo dài theo thời gian (hay hành trình sử dụng) và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân:

- Chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo, lắp ghép, sự đồng nhất trong chế tạo,... - Điều kiện sử dụng: môi trường sử dụng, trình độ người sử dụng, điều kiện bảo quản, trang thiết bị và môi trường sửa chữa, nhiên liệu dầu mỡ bôi trơn,...

- Sự mài mòn vật liệu giữa các bề mặt chuyển động tương đối với nhau. - Sự xuất hiện các vết nứt nhỏ do vật liệu chịu tải thay đổi, thường gọi là mỏi. - Sự hư hỏng các phần kết cấu chi tiết do chịu quá tải tức thời, đột xuất.

- Sự hư hỏng kết cấu và chi tiết do ăn mòn hoá học trong môi trường chi tiết làm việc.

- Sự lão hoá vật liệu trong môi trường kết cấu hoạt động, nhất là các vật liệu bằng chất dẻo, cao su, chất dính kết, ...

Các nguyên nhân trên có thể: nhận biết được (hữu hình) và không nhận biết (vô hình), và được đánh giá theo thời gian. Nếu xem xét chủ yếu theo hiệu quả công việc của ô tô thì có thể sử dụng chỉ tiêu đánh giá theo quãng đường xe chạy. Việc đánh giá theo quãng đường xe chạy không hoàn thiện bằng việc đánh giá theo thời gian sử dụng, nhưng lại tiện lợi hơn.

Để duy trì trạng thái kỹ thuật ô tô ở trạng thái làm việc với độ tin cạy cao nhất có thể, người khai thác phải luôn tác động kỹ thuật vào đối tượng khai thác: bảo dưỡng, sửa chữa theo chu kỳ các bộ phận vào thời gian thích hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)