NGHĨA CỦA VIỆC MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức sản xuất (Trang 53 - 54)

- Thực hiện đúng quy trình quy phạm về chăm sóc bảo dưỡng máy móc, thiết bị Đảm bảo cho máy móc, thiết bị luôn làm việc được tốt

6.1 NGHĨA CỦA VIỆC MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Mục tiêu

- Trình bày được ý nghĩa của việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp

Ý nghĩa

- Chứng tỏđược ưu thế của doanh nghiệp trên thị trường

- Trình độ quản lý của doanh nghiệp đạt đến một trình độ nhất định - Giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

- Tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu của con người.

Các nguyên tắc cần tuân thủ trước khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp. - Trước khi tính đến việc phát triển doanh nghiệp của mình, việc đầu tiên là bạn phải có một một cơ sở nền tảng vững chắc để từ đó phát triển. Bạn phải tìm ra những điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp kể cả những cái

đang có lời.

- Việc mở rộng và phát triển của donh nghiệp sẽ thu được kết quả nếu bạn rút ra được những bài học kinh nghiệm từ hoạt động trong thới gian qua của doanh nghiệp.

- Khi các kế hoạch mở rộng và phát triển doanh nghiệp đã được thực hiện , bạn phải dựa vào những nhà quản lý mà bạn đã uỷ thác trách nhiệm cho họ. Khi đó sẽ không có ai để lừa dối được bạn về cách quản lý. Từ đó bạn xây dựng cho mình những kinh nghiệm.

- Cần nhớ rằng sau khi doanh nghiệp đã được mở rộng thì bạn phải kiểm tra và áp dụng những hệ thống đã và đang được sử dụng trong ngành nghề của bạn. - Hãy tách biệt việc kinh doanh của bạn với những tài sản cá nhân càng xa càng tốt. Đừng nhập nhằng giữa tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp. Những điều nên và không nên khi mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Những đều nên:

- Tiết kiệm tiền

- Hiểu biết về doanh nghiệp của mình trước khi bạn bắt đầu mở rộng và phát triển doanh nghiệp

- Bắt chước những thành công của người khác trong lĩnh vực kinh doanh của mình - Hãy chuyên môn hóa cho dù với một sản phẩm

- Tìm một sản phẩm hoạc dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu hoặc mong muốn, được khách hàng cho là không có sản phẩm thay thế, không chịu ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá

- Đưa ra mức giới hạn về trách nhiệm của bạn.

- Tìm cho mình một luật sư, một kế toán và đại lý bảo hiểm trước khi bạn bắt đầu. - Chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh

- Lập danh mục các điểm mạnh, yếu để so sánh trước mỗi quyết định quan trọng. - Xây dựng cho bạn một kế hoạch kiểm soát nội bộ.

- Quay lại chia sẻ với cộng đồng Những đều không nên:

- Không bao giờ ký hợp đồng nếu luật sư của bạn chưa kiểm tra. - Không nên vội vã.

- Tránh các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng – lĩnh vực không có quyền định giá.

- Không cạnh tranh với những kẻ có khả năng tiêu diệt đối thủ cùng ngành nghề, trừ khi bạn có một mảng thị trường riêng biệt.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức sản xuất (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)