Sai lệch và dung sai hình dạng

Một phần của tài liệu Giáo trinh dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (Trang 33 - 34)

, H H H H

1.3.1.1 Sai lệch và dung sai hình dạng

a. Khái niệm chung

Trong chế tạo máy người ta thường thiết kế các chi tiết từ những hình dạng hình học đơn giản nhất, bởi điều đó sẽ làm đơn giản cho việc chế tạo. Các chi tiết riêng biệt hoặc các bộ phận của chúng thường được làm ở dạng mặt phẳng hoặc mặt trụ. Rất ít khi người ta dùng các chi tiết ở dạng hình học khác.

Tuy nhiên, do một loạt nguyên nhân ảnh hưởng tới chế tạo, hình dạng của chi tiết không giữ được lý tưởng. Do đó người ta quy định các tiêu chuẩn riêng cho sai lệch so với hình dáng hình học đúng. Để định mức và đánh giá về số lượng các sai lệch hình dạng, người ta đưa vào các khái niệm sau:

Bề mặt thực: là bề mặt trên chi tiết gia công và cách biệt nó với môi trường xung quanh

Bề mặt áp: là bề mặt có hình dạng của bề mặt danh nghĩa (bề mặt hình học đúng trên bản vẽ)tiếp xúc với bề mặt thực và được bố trí ở ngoài của vật liệu chi tiết sao cho sai lệch từ bề mặt áp tới điểm xa nhất của bề mặt thực có trị số nhỏ nhất.

Profin thực: là đường biên của mặt cắt qua bề mặt thực Profin áp: là đường biên của mặt cắt qua bề mặt áp.

b. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sai số trong quá trình gia công * Khái niệm về độ chính xác gia công

Sau khi ra công, các chi tiết có thể đạt được những mức độ khác nhau về các yếu tố hình học so với bản vẽ thiết kế đề ra. Mức độ khác nhau đó gọi là độ chính xác gia công.

Độ chính xác gia công của mỗi chi tiết bao gồm các yếu tố sau: - Độ chính xác về kích thước;

- Độ chính xác về hình dạng hình học và vị trí tương quan giữa các bề mặt ;

- Nhám bề mặt.

Độ chính xác gia công đạt được có thể khác nhau. Chi tiết sản xuất ra có thể khác với yêu cầu hoặc cùng một yếu tố hình học nhưng ở chi tiết này lại khác chi tiết kia; đó là có những sai số sinh ra trong quá trình gia công.

* Nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số trong quá trình gia công

Sai số gia công do rất nhiều nguyên nhân; ở đây chỉ để ra một số nguyên nhân chính:

Độ chính xác của máy thấp hoặc khi máy bị mòn sẽ gây ra sai số cho các chi tiết gia công trên máy. Ví dụ cổ trục chính máy tiện bị mòn , khi chuyển trục bị đảo làm cho chi tiết gia công không tròn; sống trượt song song với tâm trục chính gây ra độ côn trên chi tiết gia công.

b) Độ chính xác của dụng cụ cắt:

Những dụng cụ định kích thước như mũi khoan, mũi doa, bàn ren, tarô .v.v…Có đường kính sai hoặc bị mòn sẽ làm cho kích thước của chi tiết gia công cũng bị sai đi.

c) Độ cứng vững của hệ thống máy (Đồ gá - Dao – Chi tiết gia công) Độ cứng vững của hệ thống kém thì sai số gia công càng lớn.

d) Biến dạng kẹp chặt chi tiết:

Khi kẹp chặt những chi tiết có thành mỏng thì dưới tác dụng của lực kẹp , chi tiết dễ bị biến dạng. Sau khi gia công xong, tháo chi tiết ra , do biến dạng đàn hồi , nó sẽ trở lại hình dạng ban đầu làm cho mặt vừa gia công bị sai đi (hình 1.17)

e) Biến dạng vì nhiệt và ứng xuất bên trong

Trong quá trình gia công, nhiệt phát sinh; chi tiết gia công, dụng cụ cắt, dụng cụđo, và các bộ phận máy đều chịu ảnh hưởng của nhiệt, các ảnh hưởng đó sẽ tác động vào chi tiết gia công làm cho hình dạng, kích thước của chi tiết gia công bị sai lệch.

f) Rung động phát sinh trong quá trình cắt

Rung động sẽ gây ra sai số gia công và ảnh hưởng lớn đến độ nhám bề mặt của chi tiết gia công.

g) Phương pháp đo, dụng cụđo và những sai số do người thợ gây ra

Sai số chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố phức tạp như vậy nên nó muôn hình muôn vẻ. Để ngăn ngừa và hạn chế được sai số phát sinh, cần phân biệt được các loại sai số và những đặc tính biến thiên của chúng.

a b c d

Hình 1.17. Biến dạng chi tiết do kẹp chặt

Một phần của tài liệu Giáo trinh dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)