Trong khoa học pháp lý, “quốc tịch” được hiểu là một phạm trù để chỉ mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa cá nhân với một nhà nước nhất định. Và từ đó làm phát sinh mối quan hệ pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của cá nhân đó đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.
Điều 1- Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, có một khái niệm tương tự như thế về quốc tịch.
Về ý nghĩa: việc xác định quốc tịch này có ý nghĩa đối với cả nhà nước và cả công dân,
- Đối với nhà nước: Đã là nhà nước thì phải có công dân (dân cư- một trong các yếu tố để cấu thành nên chủ quyền quốc gia và được thừa nhận là chủ thể của công pháp quốc tế..). Việc thiết lập quốc tịch để xác định những cá nhân nào là công dân của nhà nước đó. Việc xác định quốc tịch cho công dân sẽ làm phát sinh những trách nhiệm, những nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước đó như: đóng thuế, đi nghĩa vụ quân sự…
- Đối với công dân: sẽ làm phát sinh nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước đối với công dân. Trách nhiệm quan trọng của nhà nước đó chính là bảo vệ nhân quyền, bảo vệ quyền tự nhiên của công dân, của con người
o Nhà nước bằng sức mạnh của mình- công an, quân đội, nhà tù, cảnh sát- để bảo vệ nhân quyền khi nhân quyền bị xâm hại.
o Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện về mặt vật chất và pháp lý để thực thi nhân quyền.
o Trong mối quan hệ toàn cầu, nhà nước bảo hộ ngoại giao đối với công dân bằng các hiệp định tư pháp mà các nhà nước kí kết với nhau.
Vì thế mà cộng đồng quốc tế khuyến cáo rằng, người không có quốc tịch là một hiện tượng không bình thường bởi vì nhân quyền không được bảo đảm cộng đồng quốc tế khuyến cáo hạn chế tối đa tình trạng này tầm quan trọng của vấn đề quốc tich.