Nguyên tắc có quốc tịch

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp 2022 (Trang 88 - 89)

II. Những nội dung cơ bản của Luật Quốc tịch Việt Nam năm

2. Nguyên tắc có quốc tịch

Ai là người có quốc tịch Việt Nam

1) Là người đã có quốc tịch Việt Nam, đến ngày 1/7/2009 thì những ai đã từng có quốc tịch Việt Nam sẽ tiếp tục có Quốc tịch Việt Nam

2) Sau ngày 1/7/2009, sẽ có quốc tịch Việt Nam nếu có 1 trong những căn cứ sau (Điều 14, Luật QUốc tịch 2008)

• Có quốc tịch do sinh ra (quốc tịch trẻ em, quốc tịch tự nhiên): Điều 15, 16, 17 Luật Quốc tịch

• Có quốc tịch do nhập quốc tịch- Điều 19

• Có quốc tịch do được trở lại quốc tịch Việt Nam (đã từng có quốc tịch Việt Nam nhưng do 1 lí do nào đó xin thôi quốc tịch VIệt Nam sau đó xin nhập lại)- Điều 23

• Có quốc tịch theo các điều 18-35-37 Luật quốc tịch

Điều 18: Quốc tịch của trẻ em bị bỏ rơi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt nam, không biết cha mẹ là ai mang quốc tịch Việt Nam Con nuôi: 35-37 có quốc tịch theo điều ước quốc tế (ví dụ Việt Nam và Lào kí 1 điều ước quốc tế lấy 1 phần đất của mỗi bên làm chung và công dân sống ở đó mang quốc tịch theo điều ước) *) Quốc tịch do sinh ra: Điều 15-16-17/104HP

Qua nghiên cứu 3 điều luật đa xác định nhà nước ta xác định quốc tịch theo

 Nguyên tắc huyết thống: là xác định quốc tịch của trẻ em theo quốc tịch của cha mẹ (các nước Châu mỹ xác định theo nguyên tắc nơi sinh).

Cái hay của nguyên tắc huyết thống: xác định quốc tịch trẻ em như thế là phù hợp với tâm lý chung (cha mẹ ai cũng muốn con mang quốc tịch giống mình)  được đa số đồng thuận Tuy nhiên, cái dở là trong nhiều trường hợp sẽ phát sinh người không quốc tịch hoặc xung đột pháp luật. V/d: cha mẹ của đứa trẻ là người không quốc tịch đứa trẻ sinh ra cũng sẽ không quốc tịch, đứa trẻ bị bỏ rơi đứa trẻ không quốc tịch Liên Hợp Quốc khuyến cao là không nên do không có nhà nước nào bảo hộ.

V/d: Cha người Đức (nguyên tắc huyết thống), mẹ người Ý (nguyên tắc huyết thống), sinh con ở Mỹ (nguyên tắc nơi sinh) Các quốc gia phải dùng điều ước quốc tế để giải quyết

 Nguyên tắc nơi sinh: Cái hay  luôn luôn xác định được quốc tịch của đứa trẻ, ngay cả khi đứa trẻ được sinh trên máy bay, tàu đi trong không phận quốc tế (mang cờ nước nào thì mang quốc tịch nước đó).

Cái dở tâm lý chung không thích

 Việt Nam lấy nguyên tắc huyết thống làm chủ đạo cho phù hợp với truyền thống pháp luật châu Âu, Châu Á về vấn đề quốc tịch và phù hợp với tâm lý chung

Nhưng vì nguyên tắc này có hạn chế là chỉ làm phát sinh tình trạng trẻ em không quốc tịch cho nên pháp luật Việt Nam đặt ra Điều 18 để bổ khuyết. Có thể kết luận 1 câu là Luật quốc tịch Việt Nam hiện hành đã hạn chế tối đa tình trạng người không quốc tịch mà được coi là phù hợp với cộng đồng quốc tế, 1 điểm tiến bộ của pháp luật Việt Nam

*) Có quốc tịch do nhập quốc tịch: (Điều 19) Chú ý khoản 2 (quy định thông thoán)

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp 2022 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w