Những điểm mới cơ bản của chương “Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong HP2013” so với HP1992 đã được sửa đổi bổ sung

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp 2022 (Trang 90 - 102)

II. Những nội dung cơ bản của Luật Quốc tịch Việt Nam năm

B. Những điểm mới cơ bản của chương “Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong HP2013” so với HP1992 đã được sửa đổi bổ sung

cơ bản của công dân trong HP2013” so với HP1992 đã được sửa đổi bổ sung

HP 2013 có những thay đổi căn bản, toàn diện chương này. Từ tên chương, vị trí chương, bố cục, các nhóm quyền trong chương đến tư duy lập hiến, kỹ thuật lập hiến của chương và cho đến từng điều khoản cụ thể. Có thể tạm chia thành 5 điểm mới lớn

I. Tên chương và vị trí chương (đã phân tích trong bài 2)

Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013

*) Tên chương: “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”  tư duy cũ, ảnh hưởng tư tưởng Liên Xô, Trung Quốc khi đồng nhất quyền con người và quyền công dân. Trong khi các nước tư bản để quyền con người vì đó là quyền tự nhiên thì các nước XHCN đề cao ý chí nhà nước, đề cao quyền công dân *) Vị trí: Chương 5, sau chương về Kinh tế văn hóa Công nghệ QUốc phòng

 chưa thấy được tầm quan trọng cũng như sứ mạng thiêng liêng của hiến pháp là bảo vệ quyền con người lu mờ vấn đề nhân quyền làm người

*)Tên chương: “Quyền con người …” Có sự phân biệt rõ ràng 2 phạm trù này. Chúng ta đã đổi mới tư duy, bớt cực đoan và phù hợp với thông lệ quốc tế (công dân có phạm trù nội bộ, con người thì rộng hơn”

*) Vị trí: Chương 2, trước chương KTVHGD các nhà lập hiến đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền, coi nó là mục đích ra đời, nội dung cơ bản của 1 bản hiến pháp Bố cục HP như thế được coi là phù hợp với thông lệ quốc tế

khác có cảm giác hiến pháp như 1 bản tuyên ngôn, cương lĩnh, nghị quyết của Đảng

II. Bố cục các nhóm quyền trong chương

Hiến pháp 1992 HIến pháp 2013

Xếp các nhóm quyền chính trị  quyền kTVHXH  quyền dân sự  quyền tự do cá nhân

Trong đó rất đề cao quyền KTVHXH biểu hiện ở điể dành rất nhiều quyền (Chiếm 2/3) được đảm bảo thực hiện. Nhưng quyền dân sự rất ít. Việc đảm bảo thực hiện thì có vẻ nhà nước lơ là, không quan tâm. Trong thực tế thì chưa ban hành Luật hướng dẫn.

V/d: chưa có Luật biểu tình, Luật được tiếp cận thông tin, Luật về quyền lập hôi, trưng cầu dân ý

Đây là điều không hợp lý vì mấy lẽ sau 1) Khi nói quyền con người trước hết nói đến các quyền về dân sự trước. Vì các quyền dân sự của công dân chính là khoảng không gian sinh tồn để tự do cá nhân được bảo đảm và để nhà nước không được xâm phạm vô văn cứ vào khoảng không gian đó HP ra đời trước hết và chủ yếu là bảo vệ các quyền dân sự đó

2) Quyền DS được coi là trọng tâm, bản chất nhất và là thế hệ thứ nhất của quyền con người

Bố cục lại như sau

Quyền dân sự đặt hàng đầu và dành nhiều điều khoản (từ Điều 19 đến 26 + 31) Sau đó mới đến quyền chính trị (27-30) Còn lại từ Điều 32 trở đi là các quyền văn hóa xã hội  Các nhà lập hiến 2013 đã nhận thức được tầm quan trọng của các quyền dân sự và nhận thức được rằng HP ra đời chủ yếu để bảo vệ các tự do cá nhân này  Đây là cách tiếp cận phù hợp với thông lệ quốc tế.

Quyền Dan sự chính trị thuộc thế hệ thứ nhất.

Quyền con người (tính đến này về cơ bản quyền con người đã trải qua 3 thế hệ: dân sự, KTVHXH, nhóm các quyền mới như quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền của giới tính thứ 3, quyền được chết.

III. Tư duy lập hiến

Những điểm mới về nguyên tắc hiến pháp để xây dựng và thực hiện chương này 3 cái mới cơ bản

- Khoản 1 Điều 14 có điểm mới, đặc biệt khoản 2, Điều 14 là hoàn toàn mới

- Điều 16

1. Điều 14- Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

- Công nhận: chỉ thái độ của nhà nước ta là chúng ta thừa nhận các quyền con người, quyền công dân (Thế giới đã nghĩ ra, chúng ta công nhận để tránh tư duy ban phát “Tôi là nhà nước, tôi cho quyền gì thì hưởng quyền đó”

- Bảo vệ: (mạng sống, danh dự)

- Bảo đảm: Nhà nước bằng sức mạnh của mình đảm bảo thực hiện.

*) Ở Việt Nam, trước 1992, trong các bản Hiến pháp của Việt Nam không thừa nhận phạm trù quyền con người, chỉ thừa nhận một phạm trù duy nhất đó là quyền công dân. Lí do

 Xuất phát từ nhận thức chưa đúng của các nhà lập hiến Việt Nam cũng như các nhà lập hiến XHCN, đó là đồng nhất quyền con người với quyền công dân. Chúng ta cho rằng Hiến pháp chỉ cần có quyền công dân là được. Chúng ta cho rằng quyền con người là văn minh tư sản (bình đẳng, bác ái, công bằng, giải phóng con người đánh bại giai cấp phong kiến, thiết lập xã hội mới).

 Các nhà lập hiến thời kì này nhận thức rằng quyền con người là một phạm trù mang tính chất nội bộ, là câu chuyện trong nhà của mỗi một quốc gia, dân tộc, các quốc gia sẽ quy định quyền con người như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhà nước (chủ quyền quốc gia) và nhà nước sẽ bảo đảm thực thi những quyền con người đó trên thực tế, là tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế văn hóa xã hội khác nhau của từng nước mà nước ngoài tuyệt đối không được phép can thiệp. Vì thế, nếu áp đặt nhân quyền theo kiểu Mỹ và phương Tây cho Việt Nam là một điều hoàn toàn sai lầm.  chủ quyền quốc gia phải được đặt cao hơn nhân quyền. Chúng ta cho rằng, nước Mỹ có văn hóa khác, kinh tế khác nên nhân quyền của Mỹ phải khác. (Mỹ là một vùng đất mới, dân tứ xứ đổ về, nên nguồn gốc dân cư không rõ ràng, nên để mọi người có thể sống với nhau cần phải có nhà nước và pháp luật tham gia vào. Nên đối với người Mỹ nếu không có nhà nước, pháp luật thì không thể làm ăn, tồn tại được… Do vậy tinh thần đề cao hợp đồng, thượng tôn pháp luật rất cao. Nên từ “Law” có ý nghĩa là lẽ phải, luân lý, lẽ công bằng chung của cuộc sống, và nói đến Luật là nghĩ ngay đến Luật Dân sự, Luật Thương mại. Ngoài ra dân Mỹ còn rất thích kiện tụng.  tạo ra nhân quyền theo kiểu Mỹ (con cái có thể kiện ba mẹ…) ) Tuy nhiên văn hóa Việt Nam lại khác

(truyền thống 4000 năm lịch sử, ở Việt Nam thời điểm chưa có nhà nước, pháp luật thì đã có tình làng, nghĩa xóm, cộng đồng dân cư, cho nên dân Việt Nam vẫn có thể sống tốt khi không có pháp luật do có tình người và lệ làng. Cho nên khi nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam ra đời, mục tiêu của nhà nước là dùng pháp luật để bắt công xã nông thôn phải phục tùng.--> Nhà nước, pháp luật Việt Nam là một rào cản cho tính tự trị của công xã nông thôn,  Tâm lý ghét nhà nước. Pháp luật Việt Nam được xem là tù tội, cấm đoán, hình sự, trừng trị.  Người ta không tôn trọng nhà nước, pháp luật.  nhân quyền theo Việt Nam (vô phúc đáo tụng đình- cho nên việc con kiện cha, vợ kiện chồng là không chấp nhận được)

*) Tuy nhiên, đến năm 1992, tại điều 50, Hiến pháp 1992, Việt Nam đã chính thức thừa nhận quyền con người bên cạnh quyền công dân. Lí do

 Trong xu thế đổi mới và hội nhập, các nhà lập hiến VIệt Nam đã có điều kiện để nhận thức rằng quyền con người và quyền công dân là 2 phạm trù không thể đồng nhất với nhau. Khác nhau ở 3 điểm

Quyền con người Quyền công dân

Chủ thể

Chủ thể quyền con người bao gồm công dân Việt Nam có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tích có tính chất quốc tế, toàn cầu và không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia.

Trong khi đó, chủ thể quyền công dân chỉ dành cho công dân Việt Nam có quốc tịch Việt Nam phạm trù có tính chất nội bộ và bị giới hạn bởi biên giới quốc gia

Nội dung

Nội dung quyền con người bao giờ cũng phong phú, chất lượng, đầy đủ và bao hàm quyền công dân ở trong đó.

V/d : trên thế giới, Mỹ, Hà Lan thừa nhận hôn nhân đồng giới…

Quyền công dân thực ra chính là một số quyền con người được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.

Khi nhà lập hiến Việt Nam muốn quy định về quyền con người, quyền công dân, thì phải theo dõi trên thế giới, con người có những quyền

gì. Trong vô số những quyền con người trên thế giới hiện có, bằng điều kiện kinh tế văn hóa xã hội của Việt Nam, thì những quyền gì là phù hợp) Cách quy đinh trong hiến pháp

Quy định nào bắt đầu từ không ai, mọi người cách quy định này là dành cho quyền con người.

Công dân có quyền, mọi công dân có quyền đây là cách thể hiện của quyền công dân.

 Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa về quyền con người thì con người luôn luôn được nhận thức có 2 tư cách:

o tư cách thứ nhất là công dân thuộc nhà nước cụ thể:

o tư cách thứ hai là một thành viên của cộng đồng nhân loại Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ để công dân có thể sống, phát triển bình thường như một con người. Nếu nhà nước không có khả năng bảo vệ, nếu nhà nước đàn áp, vi phạm nhân quyền, thì lúc này cộng đồng quốc tế sẽ lên tiếng, vào cuộc thông qua vai trò của Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc chính là nơi có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền

Tháng 10/1948, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (tuyên ngôn nhân quyền quốc tế) trong đó khẳng định, bất kể một hành vi nào phân biệt đối xử áp bức bóc lột đối với con người đều bị coi là dã man, xa lánh loài người, và vì thế cần phải bị trừng trị bởi Cộng đồng quốc tế bằng nhiều biện pháp khác nhau (cơ quan có chức năng thay mặt Liên Hiệp Quốc để thảo luận và đưa ra biện pháp trừng phạt quốc gia vi phạm nhân quyền đó là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc- bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới cơ quan này có 5 nước thường trực: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. và hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận cả năm, không có nước nào phủ quyết. Chỉ cần một trong 5 nước không đồng thuận, bất thành nghị quyết).Các biện pháp mà Hội đồng bảo an có thể áp dụng:

 Đe dọa dùng vũ trang.

 Tấn công vũ trang

Để hưởng ứng tuyên ngôn này của Liên Hiệp Quốc các nước trên thế giới đã ngồi lại kí kết với nhau các điều ước quốc tế song phương và đa phương để bảo vệ quyền con người, bao gồm

 Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị 1966: công ước này là công ước rất quan trọng, do Mĩ khởi xướng. Trong công ước quy định rõ: đã là con người thì phải có những quyền chính trị cơ bản nào và những quyền dân sự cơ bản nào. Quyền dân sự chính trị được coi là thế hệ thứ nhất của nhân quyền

 Công ước về các quyền kinh tế văn hóa xã hội 1967: Liên Xô khởi xướng Thế hệ thứ hai của nhân quyền

Tuyên ngôn tháng 10/1948 và 2 công ước này sẽ hợp thành cái gọi là bộ luật toàn thế giới về quyền con người.

 Công ước về quyền của phụ nữ: đã là phụ nữ thì phải có những quyền cơ bản… và nhà nước phải bảo vệ

 Công ước về quyền trẻ em: đã là trẻ em thì phải có những quyền cơ bản nào….

Qua hàng loạt những sự kiện trên, có thể rút ra một số kết luận là

 Quyền con người không còn là phạm trù nội bộ, câu chuyện trong nhà của một quốc gia mà đã trở thành câu chuyện toàn cầu, được sự quan tâm của toàn nhân loại  Một nhà nước nhỏ nhoi không đủ sức bảo vệ quyền con người, mà bảo vệ quyền con người phải có sự chung vai sát cánh của toàn nhân loại.

 Bảo vệ quyền con người không còn là văn minh của riêng tư sản và đã là văn minh của nhân loại, và đã có chuẩn chung. Nếu chúng ta không thực hiện, thì chúng ta đã tách mình ra khỏi văn minh nhân loại (trường hợp Triều Tiên, chưa có chứng cứ hình ảnh về việc vi phạm nhân quyền, không biết vũ khí hạt nhân của Triều Tiên như thế nào)

 Trong xu thế toàn cầu hóa về quyền con người thì khi làm hiến pháp, các nhà lập hiến phải nhận thức nhân quyền cao hơn chủ quyền quốc gia. Bởi vì nếu như không tôn trọng nhân quyền, thì cộng đồng quốc tế sẽ lấy cớ đó sẽ xâm phạm chủ quyền.

 Đảng và Nhà nước ta đã kí hầu hết các điều ước quốc tế về quyền con người, cho nên chúng ta phải có nghĩa vụ tôn trọng các cam kết quốc tế đó, vì thế khi các nhà lập hiến Việt Nam bắt tay vào xây dựng chương quyền con người, quyền công dân, là phải tiến hành nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người, nhất là những điều ước nào đã kí kết.

Kết luận: xuất phát từ những lí do trên, Điều 50 Hiến pháp 1992 đã chính thức thừa nhận, ghi nhận nguyên tắc tôn trọng quyền con người. Tuy nhiên, cách quy định về quyền con người tại Điều 50 Hiến pháp 1992 và các điều khác trong chương 5 của HP1992 còn nhiều bất cập:

 Điều 50 HP1992 tuyên bố nhà nước ta tôn trọng các quyền con người. nhưng lại quy định kèm thêm theo một khoản “được thể hiện ở quyền công dân” có đổi mới nhưng chưa thông thoáng hoàn toàn, và làm nghèo nàn đi phạm trù quyền con người.

 Trong HP1992 tuyên bố tôn trọng quyền con người, nhưng trong toàn bộ chương 5 đều quy định là quyền công dân, với bố cục “công dân có quyền,..” “mọi công dân có quyền…” (đối với các quyền chính trị, thì nó là quyền công dân, nhưng đối với các quyền kinh tế VHXH tự do kinh doanh, quyền đảm bảo sức khỏe, quyền sống… thì những quyền này phải là quyền con người mới đúng. )

*) Rút kinh nghiệm này, khoản 1 Điều 14 HP 2013 đã bỏ đi đoạn “được thể hiện ở quyền công dân”. CHương 2 HP2013 phân biệt rất rõ quyền nào là quyền con người, quyền nào là quyền công dân.

2. Khoản 2 Điều 14 HP 2013

Đặc biệt khoản 2 Điều 14 là một điều hoàn toàn mới với tên “Nguyên tắc hạn chế quyền con người”.

Trước năm 1992 Điều 51- HP1992 Khoản 2- Điều 14- HP2013

Từng tồn tại nhận thức phổ biến, cho rằng quyền công dân là do hiến pháp

Rút kinh nghiệm này, Điều 51- HP1992 đã quy định một nguyên

Xuất phát từ thực tế vừa nêu, HP2013 đã đặt ra một quy định

và pháp luật quy định.  Nếu nhận thức như thế vô cùng nguy hiểm bởi vì từ pháp luật này là muốn chỉ hệ thông pháp luật VIệt Nam, bao gồm nhiều văn bản, nhiều cơ quan nhà nước khác nhau ban hành. Nếu như chúng ta chia hệ thống pháp luật Việt Nam làm 2 loại văn bản:

- văn bản có giá trị luật (hiến pháp, đạo luật do quốc hội ban hành)

- văn bản có giá trị dưới luật (nghị quyết pháp luật của Ủy ban thường vụ, chủ tịch nước, nghị định chính phủ, thủ tướng, bộ trường… chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã)

Văn bản có giá trị dưới luật là để hướng dẫn luật, đưa luật vào cuộc sống.

Vì thế, nếu cho rằng quyền công dân là do hiến pháp và pháp luật quy định thì điều đó có nghĩa là chúng ta đã mặc nhiên thừa nhận tất cả các cơ quan nhà nước từ quốc hội, ủy ban thường vụ, chính phủ, bộ trưởng… cho đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp 2022 (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w