Nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật quốc tịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp 2022 (Trang 85 - 88)

II. Những nội dung cơ bản của Luật Quốc tịch Việt Nam năm

1. Nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật quốc tịch Việt Nam

Điều 4- Luật Quốc tịch 2008 quy định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác” như vậy, một nguyên tắc được coi là bất di bất dịch,từ khi Luật quốc tịch 1998 cho đến nay đó là nguyên tắc một quốc tịch .(Đã có quốc tịch Việt Nam thì nhà nước không thừa nhận công dân có quốc tịch của quốc gia khác- Một số quốc gia trên thế giới thừa nhận công dân có 2- 3 quốc tịch (miễn sao công dân có khả năng thụ hưởng các quyền và gánh vác đầy đủ các nghĩa vụ ở những quốc gia mà công dân mang quốc tịch là được)).

Ý nghĩa:

o Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước trong việc quản lý dân chúng, nhất là trong bối cảnh chúng ta vừa mới thoát khỏi chiến tranh, khả năng quản lý còn chưa đạt được hiệu quả cao.

o Tính chính trị: nguyên tắc một quốc tịch như là một câu trả lời chính thức của Đảng và nhà nước ta đối với những hành vi của những Việt Kiều, phần tử đã lợi dụng chính sách đổi mới, hội nhập, hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước về Việt Nam có những hành vi gây rối, xâm phạm an ninh trật tự, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.  Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, chủ quyền, (do lịch sử để lại) . Ở Việt Nam sau khi bị chia cắt năm 1975, có rất nhiều đối tượng chưa tin vào sự lãnh đạo của Đảng hoặc chưa hiểu đường lối chính sách của Đảng, được những ưu đãi trong chế độ cũ. Trong bối cảnh những năm 1980, quá đẩy mạnh tập quyền xhcn, để lại nhiều hệ lụy, trong đó có việc rất nhiều người Việt Nam phải vượt biên, sống lưu vong ở nước ngoài, có hơn 4 triệu người định cư ở nước ngoài (tập trung ở bang Cali Mỹ-- nhập quốc tịch Mỹ). Khi những hành vi gây rối này xảy ra, thì việc những người này

có quốc tịch Mỹ, nước Mỹ can thiệp vào việc xử lý hình sự của nhà nước Việt Nam đối với những công dân này.  Việt Nam quy định chỉ thừa nhận quốc tịch Việt Nam, do vậy, xử lý những người này theo pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, hơn suốt 30 năm, theo đuổi nguyên tắc về quốc tịch,thực tế cho thấy, chúng ta càng dứt khoát vấn đề 1 quốc tịch thì dường như nó chỉ có ý nghĩa là những lời tuyên bố,(ý nghĩa lý thuyết), chứ trên thực tế thì người Việt Nam rất lúng túng khi theo đuổi nguyên tắc này. Cụ thể là: trong các luật quốc tịch Việt Nam vẫn phát sinh vô số điều quy định về người 2 hay nhiều quốc tịch.

Chứng mình

o Trong luật 1988 (triệt để 1 quốc tịch), nhà nước CHXHCN Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch duy nhất là quốc tịch Việt Nam. Nhưng trong quy định của Luật, vẫn phát sinh tình trạng người 2 hay nhiều quốc tịch, cụ thể: không hề có quy định người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Không quy định người Việt Nam tự ý nhập quốc tịch nước ngoài thì trong trường hợp này đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam.

o Trong luật 1998, quy định 1 quốc tịch, nhưng theo hướng mềm mỏng hơn, bỏ từ “chỉ” và từ “duy nhất”. Trong quy định của luật, vẫn có sơ hở: luật 1998 có quy định trường hợp người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải xin thôi quốc tịch nước ngoài, nhưng lại quy định trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định.  có thể phát sinh trường hợp 2 hay nhiều quốc tịch. Luật 1998 cũng không hề quy định người Việt Nam tự ý nhập quốc tịch nước ngoài thì đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam.

Vì nhà làm luật rất lúng túng không biết xử lý như thế nào, vì câu chuyện quốc tịch rất nhạy cảm, vấn đề tình người, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vấn đề phương Tây, Liên Hiệp Quốc…).

 Vấn đề quốc tịch đối với người Việt Nam xa xứ rất quan trọng, họ mong muốn quốc tịch cần có yếu tố tình người, ngày xưa họ phải bỏ Việt Nam ra đi, không phải vì họ không còn yêu Việt Nam, bởi nguồn gốc, tổ tiên, ông bà là Việt Nam, nhưng chỉ vì sự bất đồng chính kiến, chưa tin tưởng vào Đảng và Nhà

nước, … Họ nhập quốc tịch Mỹ, nước ngoài để được nhà nước đó bảo hộ, đảm bảo cuộc sống. Nhưng họ vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam để nhớ về cội nguồn, giáo dục con cháu…

 Đối với những phần tử phản động, nếu bảo là họ mất quốc tịch Việt Nam, thì sẽ rất khó có cơ sở để xử lý, do những vấn đề về dẫn độ tội phạm…

o Luật 2008: Trước khi quốc hội thông qua luật 2008 đã có nhiều ý kiến mang tính xây dựng, (của các nhà khoa học, đại biểu quốc hội, chuyên gia, nhà làm luật), đề nghị luật mới nên thừa nhận 2 hay nhiều quốc tịch cho phù hợp với thông lệ quốc tế và để bớt đi tình trạng lúng túng của các nhà làm luật. Chiến tranh đã qua lâu rồi, sự thù hằn không còn ghê gớm như xưa…Nhưng cuối cùng thì Quốc hội Việt Nam vẫn quyết định 1 quốc tịch (Điều 4- Luật quốc tịch), Tuy nhiên, Luật 2008 đã có những quy định cởi mở hơn, thông thoáng hơn, để mở đường cho vấn đề 2 quốc tịch.

 Điều 19- Luật Quốc tịch: khoản 3, đã quy định khá nhiều trường hợp người nước ngoài muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì không cần phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Đó là những người thuộc các diện được quy định trong khoản 2 điều 19. Ngoài ra, còn rất nhiều những trường hợp đặc biệt được chủ tịch nước cho phép.

 Để phù hợp với Công ước quốc tế, về bảo vệ quyền lợi của trẻ em, thì Luật quốc tịch Việt Nam có quy định, trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

 Đặc biệt, ở khoản 2 điều 13, * : Luật 2008 lần đầu tiên trong lịch sử, luật quốc tịch đã đặt ra một quy định nhằm giải quyết triệt để số phận pháp lý của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đó là: trong thời hạn 5 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực, (1/7/2009- 1/7/2014), người Việt Nam định cư nước ngoài, mà vẫn còn mong muốn giữ quốc tịch Việt Nam, thì phải đi đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại. (Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).  Nếu ai đi đăng kí giữ, thì thừa nhận hai quốc tịch, Nhưng rất tiếc, đã hết thời hạn 5 năm, nhưng theo báo cáo của cơ quan đại diện của VIệt Nam ở nước ngoài trước quốc hội, thì số người đi đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam là rất ít. Vì,

 Quy định này, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không quan tâm. Do họ xem quốc tịch Việt Nam là đương nhiên.

 Rất nhiều người không biết quy định này

 Việc đăng kí phải đến thành phố lớn, thủ đô để đăng kí là không thuận lợi

Vì vậy, Quốc hội Việt Nam khóa 13, vào ngày 24/6/2014, đã ra nghị quyết số 56, bãi bỏ khoản 2 Điều 13 của Luật 2008, và thay vào đó, nghị quyết số 56, khoản 2 được quy định lại như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam …. thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam” Vấn đề 2 quốc tịch và những vướng mắc xoay quanh nó vẫn còn hiện hữu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp 2022 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w