Hình 3.5: Khi ngắt tín hiệu IGT
ECU động cơ xác định thời điểm đánh lửa dựa vào tín hiệu G (vị trí trục cam )và tín hiệu NE (vị trí trục khuỷu) và các tín hiệu từ các cảm bến khác. Sau khi đã xác địng được thờ điểm thới điểm đánh lửa ECU động cơ xẽ gửi tín hiệu IGT dưới dạng xung tới IC đánh lửa theo thứ tự đánh lửa của động cơ.
Trong khi tín hiệu IGT được truyền đến để bật IC đánh lửa thì dòng điện đã được cấp vào cuộn sơ cấp.
Khi tín hiệu xung IGT bị nhắt thì dòng điện trong cuận sơ cấp cũng bị nhắt đột ngột tạo ra dòng điện cao áp phát ra tứ cuộn thứ cấp sẽ được dẫn đến bugi và gây ra đánh lửa.
Trong khi đó IC đánh lửa sẽ phản hối lại ECU một xung IGF để xác định việc đánh lủa đã xảy ra.(Tuy nhiên không có nghĩa lá thực sự đã có đánh lửa)Nế ECU động cơ không nhận được tín hiệu IGF thì chức năng chẩn đoán sẽ cận hành và một DTC được lưu trữ trong ECU động cơ và chức năng an toán sẽ hoạt động và làm ngứng vòi phun nhiên liệu.các tín hiệu thu được từ các cảm biến
Khi động cơ tiếp tục chạy, IC đánh lửa nhanh chóng ngắt dòng điện vào cuộn sơ cấp, phù hợp với tín hiệu IGT do ECU động cơ phát ra.
Kết quả là từ thông của cuộn sơ cấp bắt đầu giảm. Vì vậy, tạo ra một sức điện động theo chiều chống lại sự giảm từ thông hiện có, thông qua tự cảm của cuộn sơ cấp và cảm ứng tương hỗ của cuộn thứ cấp. Hiệu ứng tự cảm tạo ra một thế điện động khoảng 500V trong cuộn sơ cấp, và hiệu ứng cảm ứng tương hỗ kèm theo của cuộn thứ cấptạo ra một sức điện động khoảng 30kV. Thế điện động này làm cho bugi phát ra tia lửa. Dòng sơ cấp càng lớn và sự ngắt dòng sơ cấp càng nhanh thì điện thế thứ cấp càng lớn.
Cảm biến vị trí trục cơ