Tình hình đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42518 (Trang 31 - 47)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tình hình đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội

* Tình hình đạo đức của thanh niên Hà Nội hiện nay

Bước vào thế kỉ mới, đất nước ta nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng đang trên đà hội nhập, nhiều cơ hội được mở ra và không ít thách thức gần kề. Một trong những thách thức đó là sự thay đổi các quan điểm về đạo đức vốn được xem là truyền thống, là chuẩn mực từ ngàn xưa của cha ông.

Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, người anh hùng Lý Tự Trọng đã từng nói: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không có con đường nào khác”. Và trên thực tế, trong hai cuộc chiến tranh cứu nước giữ nước, đã có lớp lớp thanh niên Thủ đô lên đường với lý tưởng “tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tự do của đất nước”. Họ đã không tiếc máu xương để giữ gìn nền độc lập, thực hiện lý tưởng sống cao cả đó. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, cơ cấu kinh tế, văn hóa thay đổi cũng đồng nghĩa với sự thay đổi về tư duy, lối sống và giá trị đạo đức. Thế hệ trẻ của Thủ đô ngày nay năng động, thông minh, nhân ái, sáng tạo và ham học hỏi. Những gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu được vinh danh hàng năm, với những thành tích như: Vũ Đình Quang Đạt - huy chương bạc Olympic tin học quốc tế (2012); Chử Nhất Hợp - trực tiếp hiến

nguyện cống hiến hàng ngàn ngày công tham gia vận động hiến máu nhân đạo (2012); Nguyễn Thị Thƣơng - người sáng lập ra nhóm từ thiện “Vòng tay yêu thương” – đây là nhóm đã tổ chức hàng loạt chiến dịch thiện nguyện như “Kết nối yêu thương”, “Trao cho em ngày mai”, “Giao thừa yêu thương”, “Công trình hy vọng” hay “Một giờ làm người khiếm thị”... giúp đỡ bệnh nhân ung thư, chủ yếu là trẻ em, phụ nữ tại các bệnh viện trung tâm Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định... (2012);

Lê Anh Vinh - có bằng Tiến sĩ ĐH Harvard khi mới 27 tuổi, 30 tuổi sở hữu chức danh Phó Giáo sư (2013); Thượng úy Cấn Ngọc Sơn - chỉ huy trưởng Đảo Đá Đông B, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, hiện đang công tác tại quần đảo Trường Sa (2013); Lại Mạnh Duẩn - Trưởng ban phong trào CLB TNV Thủ đô, anh đã tích cực hoạt động tình nguyện giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoạt động bảo vệ môi trường, tham gia hỗ trợ các hoạt động của Trung ương, Thành phố, đặc biệt là Chương trình Tiếp sức mùa thi và Chiến dịch Mùa hè Thanh niên tình nguyện (2013); … Đó là những tấm gương của tuổi trẻ Thủ đô, những con người đã góp sức mình cho Thủ đô, cho đất nước, để tuổi trẻ trôi qua không hoài phí.

Thanh niên Thủ đô chiếm tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu dân số, là lực lượng luôn có những đóng góp quan trọng trong các giai đoạn lịch sử phát triển của Hà Nội. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đặt niềm tin và kỳ vọng lớn lao vào lực lượng thanh niên nói chung, thanh niên Thủ đô Hà Nội nói riêng; xác định thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của của đất nước, là một trong những nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh của dân tộc; công tác thanh niên là một trong những yếu tố quyết định thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ thanh niên Việt Nam, thanh niên thủ đô luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Đa số thanh niên Hà Nội hiện nay có phẩm chất tốt, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có ý thức công dân, chấp hành pháp luật, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể, xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng; sống có nghĩa tình, luôn biết quan tâm, giúp đỡ người khác, tinh thần tương thân

tương ái đã được khơi dậy, trở thành xu hướng chủ đạo lôi cuốn và thu hút giới trẻ. Có không ít thanh niên dám đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; tỏ thái độ lo lắng, băn khoăn trước các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; bất bình trước những sai phạm của cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật. Phần lớn thanh niên thủ đô hiện nay có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, nhu cầu giải trí lành mạnh, lên án những hoạt động giải trí không lành mạnh, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới Thủ đô và đất nước, sự tác động tích cực của quá trình mở cửa, hội nhập; nhiều hoạt động sôi động chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW của Ban Chấp hành Thành uỷ Hà Nội (khoá XIV) về Đẩy mạnh công tác thanh niên trong tình hình mới, Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo những chuyển biến tích cực, rõ nét về tình hình thanh niên ở Thủ đô. Nhiều mặt mạnh cơ bản của thanh niên như trình độ học vấn, bản lĩnh chính trị, tính năng động, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần thi đua tình nguyện, chủ động chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp… được khẳng định và phát huy. Đại bộ phận thanh niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, ủng hộ và hăng hái tham gia vào công cuộc đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước. Các tấm gương tiêu biểu, tài năng trẻ xuất hiện ngày càng nhiều trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, học tập, công tác, hoạt động khoa học - kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao… đã khẳng định sự cống hiến đáng kể của thanh niên cho xã hội.

Tuy nhiên, trước những biến động phức tạp của tình hình chính trị thế giới, sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước, thanh niên Thủ đô còn một số hạn chế như: thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát

dụng, coi nhẹ đạo lý, thuần phong mỹ tục, suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật kém, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, ứng xử thiếu văn hoá, vi phạm pháp luật…

* Tình hình giáo dục đạo đức cho thanh niên Hà Nội hiện nay - những thuận lợi và khó khăn

Thực tế trong những năm qua cho thấy, thanh niên là lực lượng lao động trẻ luôn xung kích trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo đất nước. Họ ngày càng phát triển toàn diện cả về chất lượng và số lượng, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của quê hương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh và quá trình hội nhập quốc tế. Thanh niên là đối tượng rất nhanh nhạy khi tiếp thu những tinh hoa, thành quả của hội nhập nhưng cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập. Vì vậy công tác tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên hiện nay là một vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đảng và nhà nước luôn xác định: Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, nguồn lực mãnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, lực lượng xung kích trong sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hoá đất nước, tin tưởng sâu sắc vào lực lượng thanh niên, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Giáo dục đạo đức cho thanh niên gắn với việc thực hiện và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây ngọn nguồn của sông nước. Các cấp bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước đã có nhiều mô hình phong phú để giáo dụcthanh thiếu nhi như viết “Nhật ký làm theo lời Bác”; “Sổ vàng học tập và làm theo lời Bác”, “Sổ tay tự rèn”, cuộc thi “Tôi yêu Tổ quốc tôi, tôi yêu đồng bào tôi”, mô hình “Quỹ đồng đội”, khẩu hiệu “Mỗi ngày một việc tốt vì nhân dân”... ; xây dựng các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức, lối sống cho các đối tượng đoàn viên thanh niên; gắn liền với chương trình rèn luyện đoàn viên và tuyên dương, biểu dương các điển hình.

Phát huy lợi thế của Thủ đô với tư cách là trung tâm văn hóa lớn của cả nước cũng như nhu cầu cao và phong phú về đời sống văn hóa tinh thần và rèn luyện thể chất của thanh niên, các cấp bộ đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú thu hút đông đảo thanh niên tham gia, điển hình như các giải thể thao, văn hóa - văn nghệ nhân các ngày lễ kỷ niệm, ngày thành lập cơ quan, đơn vị được tổ chức rộng khắp với quy mô lớn, bài bản; việc thành lập các câu lạc bộ, các đội, nhóm chính thức và không chính thức thu hút đông đảo các đối tượng thanh niên tham gia…

Bên cạnh việc chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh niên, các cấp bộ đoàn đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn trong việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cơ chế, thời gian để thanh niên được tham gia các hoạt động. Việc định hướng giá trị, nâng cao kiến thức toàn diện và phong phú hóa đời sống tinh thần của thanh niên Thủ đô trong những năm qua được hết sức được chú trọng. Từ đây đã góp phần hình thành một thế hệ thanh niên mới có sức khỏe, kiến thức, kỹ năng và đời sống tinh thần phong phú, tạo nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước.

Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô, ĐTN các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động phù hợp với các khối đối tượng, lĩnh vực công tác với nội dung thiết thực, hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phát huy vai trò xung kích trong lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tập trung triển khai phong trào “Sáng tạo trẻ”, “Xây dựng nông thôn mới” trong đoàn viên, thanh niên; xây dựng và triển khai các hình thức hỗ trợ sáng kiến, ý tưởng sáng tạo; phát triển các giải thưởng, quỹ sáng tạo trẻ, khuyến khích đoàn viên, thanh niên phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới quy trình, phong cách làm việc, tham gia tích cực vào việc xây dựng văn hóa kinh doanh và thương hiệu doanh nghiệp; chủ động và tích cực trong việc tham gia kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Việc phát động và triển khai bước đầu có hiệu quả cuộc vận động “5 tiết kiệm” đã tạo nên thói quen tốt về tiết kiệm cho thanh thiếu nhi, tạo nguồn lực góp phần

và chất lượng cao của các công trình, phần việc thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Có thể khẳng định trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng kinh tế Thủ đô vẫn tăng trưởng khá, nhiều mặt là điển hình của cả nước, có sự đóng góp quan trọng của thanh niên Thủ đô.

Các hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng thời gian qua đã tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội nói chung và Thủ đô nói riêng như: tham gia vệ sinh môi trường, chống biến đổi khí hậu; ra quân đảm bảo an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông; tổ chức các hoạt động tiếp sức mùa thi, hiến máu tình nguyện, khám bệnh, phát thuốc và tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em thiệt thòi; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn và thắp nến tri ân; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi; hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho nhân dan khu vực nông thôn; làm đường, sửa nhà, dạy học cho trẻ em vùng cao...ĐTN các cấp đã khẳng định tinh thần chủ động, xung kích, không ngại khó, ngại khổ khi tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn khi có các tình huống xảy ra; tham gia phòng chống lụt bão, quyên góp ủng hộ giúp nhân dân Thủ đô và cả nước khắc phục hậu quả sau bão lũ; hàng ngàn tình nguyện viên sẵn sàng ứng trực để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khi Thành phố giao.

Toàn Đoàn đã tích cực, chủ động tham gia cùng với chính quyền và các đoàn thể địa phương tổ chức nhiều hoạt động phong phú dành cho thanh niên chuẩn bị nhập ngũ và bộ đội xuất ngũ: tuyên truyền, phổ biến Luật Nghĩa vụ quân sự cho đoàn viên, thanh niên tại địa phương; động viên thanh niên đến độ tuổi tình nguyện làm đơn lên đường nhập ngũ; thăm hỏi, lắng nghe tâm tư, tình cảm và tặng quà cho thanh niên nhập ngũ; giới thiệu việc làm, hướng dẫn học nghề cho bộ đội xuất ngũ; thăm, động viên và vận động nhiều thanh niên xuất ngũ tham gia công tác đoàn tại địa phương. Thực hiện tốt chương trình “Tuổi trẻ Thủ đô đồng hành với chiến sỹ nơi biên giới, hải đảo”. Mô hình kết nghĩa giữa cơ sở đoàn với gia đình cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK 1 với trị giá kinh

phí huy động hơn 1,2 tỉ đồng được đánh giá là mô hình điểm toàn quốc của tuổi trẻ Thủ đô.

Công tác giáo dục của Đoàn được chú trọng trên tất cả các mặt, có nhiều đổi mới trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nội dung giáo dục được hiện đại hóa và cập nhật gắn với nhiệm vụ chính trị của Thủ đô, đất nước cũng như tình hình thế giới. Phương thức giáo dục ngày càng phong phú, đa dạng, chú trọng các hình thức giáo dục thân thiện, cởi mở, có tính hấp dẫn cao nhưng đảm bảo tính định hướng. Trong giáo dục đã quan tâm hướng tới số đông, đánh giá đúng đặc thù đối tượng, coi trọng thanh thiếu nhi chậm tiến, ít có cơ hội giáo dục. Việc giáo dục thông qua gương cán bộ đoàn, gương các điển hình tiên tiến, tổ chức sự kiện đã được các cấp bộ đoàn coi trọng, triển khai có hiệu quả. Việc đề xuất và triển khai Cuộc vận động “Xây dựng thế hệ thanh niên Thủ đô thời đại mới” với 5 tiêu chí “Bản lĩnh vững vàng, thanh lịch văn minh, tri thức phong phú, sức khỏe dồi dào, kỹ năng thành thạo” và 6 giá trị cốt lõi “Trung thành, sáng tạo, khát vọng, dấn thân, tôn trọng và trách nhiệm” là một sáng kiến độc đáo, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc của Đoàn Thanh niên thành phố trong nhiệm kỳ qua.

Các cấp bộ đoàn đã có nhiều đổi mới trong việc chuyển tải các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và chủ trương lớn của Thành phố đến với thanh niên. Nhiều hình thức phong phú, được tổ chức bài bản như: các lớp quán triệt nghị quyết, hội thi, tọa đàm, tuần sinh hoạt công dân – sinh viên, nghe nói chuyện, thi tìm hiểu qua mạng, sân khấu hóa… thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Điển hình trong các hoạt động đó là Hội thi “Nghị

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42518 (Trang 31 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)