8. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Nâng cao nhận thức cho nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng về
tầm quan trọng của kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội
Phổ biến thường xuyên và liên tục vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng về tầm quan trọng của kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội thông qua các buổi nói chuyện, diễn đàn, các bài báo, tạp chí của sinh viên, thanh niên…
Khi bàn đến việc phát huy tính tích cực xã hội của thanh niên phải tính đến việc giáo dục nhu cầu, giáo dục mục đích, động cơ học tập. Thanh niên muốn có một nhân cách trong sáng, trước hết mọi động cơ học tập và rèn luyện của họ phải được xác định đúng đắn. Bên cạnh đó cần chú trọng đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tinh thần cách mạng xã hội chủ nghĩa, không những làm cho thanh niên biết tự hào về truyền thống cha anh mà còn phải biết tự nỗ lực quyết tâm chấn hưng đất nước.
Hỗ trợ thanh niên hoàn thiện nhân cách, phát triển kỹ năng xã hội. Giáo dục nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên là nội dung quan trọng trong sinh hoạt chi đoàn và các hoạt động tập thể do đoàn, hội tổ chức; đòng thời quan tâm nâng cao kiến thức toàn diện về văn, thể, mỹ cho thanh niên, hướng thanh niên tới các giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, các lớp tập huấn kiến thức về kinh tế, văn hoá, pháp luật; hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng nói, viết, phân tích, bày tỏ ý kiến, kỹ năng xây dựng kế hoạch, làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức các hoạt động, kỹ năng giao tiếp ứng xử, xử lý tình huống cho thanh niên.
Tăng cường định hướng giá trị cho thanh niên thông qua các loại hình văn hóa, văn học nghệ thuật mang tính khoa học và nhân văn; tham gia bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa; tổ chức các điểm văn hóa thanh niên theo cụm dân cư…
Đề cao hơn nữa tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân, Nhà nước và pháp luật trong các cấp học, bậc học.
Xây dựng, mở rộng mạng lưới các trung tâm hoạt động thanh niên, trung tâm sinh hoạt dã ngoại, nhà văn hóa,… trên phạm vi địa bàn thủ đô trên cơ sở nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí xã hội hóa.
Phát huy, khai thác và sử dụng hiệu quả nhằm tăng cường giáo dục thanh niên thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại và hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn thanh niên. Tận dụng ưu thế tích cực của cách mạng xã hội trong việc tiếp cận và truyền đạt nội dung tuyên truyền, định hướng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên thanh niên. Bản thân các nhà xuất bản của Đoàn cần xây dựng tủ sách bồi dưỡng về lý tưởng cách mạng, tâm hồn, giá trị sống, kỹ năng sống,… cho thanh niên. Ngoài ra, cần xây dựng các diễn đàn trên các website, mở rộng các cuộc đối thoại của thanh niên, tổ chức các hình thức thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử của đất nước,…cho thanh niên.
3.2. Giải pháp nghiên cứu khoa học và tiếp tục vận dụng những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội
3.2.1. Nghiên cứu khoa học làm rõ những nội dung, vấn đề liên quan đến kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội
Tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để làm rõ những nội dung, vấn đề liên quan đến kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho
nói chung và thanh niên nói riêng; để từ đó, họ có kiến thức và cơ sở khoa học nhằm thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đúng đắn và hiệu quả nhất.
Việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cần được tiến hành trên cơ sở khoa học và được triển khai thường xuyên, liên tục thông qua các hình thức tổ chức cho thanh niên nghiên cứu, học tập, quán triệt các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, triển khai học tập các bài lý luận chính trị cơ bản,...
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cần phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt trong công tác thanh niên, cùng với các lực lượng giáo dục khác luôn kiên trì thực hiện nhiệm vụ giáo dục và rèn luyện thanh niên, tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên bằng nhiều phương thức đa dạng, phong phú như: tổ chức các hội thi, hội thảo, tọa đàm theo chuyên đề, triển khai học tập các bài lý luận chính trị cơ bản; học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,…
Lĩnh vực thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cũng cần được triển khai sâu rộng trong toàn Đoàn. Các cơ sở Đoàn cần tổ chức nhiều phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, khích lệ học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, chống tiêu cực trong thi cử, tiêu biểu như: thành lập các quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, tổ chức các cuộc thi Olympic, Festival nghiên cứu khoa học, các diễn đàn về học tập và nghiên cứu khoa học, phát triển đa dạng của các loại hình CLB chuyên ngành, học thuật…, đồng thời thu hút được sự quan tâm của các quỹ học bổng ngoài nước, nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Đoàn viên, thanh niên ngoài nhà trường tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, học tin học, ngoại ngữ và kiến thức kinh tế, quản lý, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh.
Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển các sân chơi trí tuệ, góp phần rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo; đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động tự học, tự nghiên cứu; phát triển các loại hình CLB học tập, nghiên cứu khoa học, mô hình thanh niên giúp nhau học tập, rèn luyện; tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học, hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập, nghiên cứu khoa học với thanh niên các tỉnh, thành trong nước và thanh niên quốc tế.
3.2.2. Vận dụng những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về phương thức giáo dục đối với thanh niên trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành. Hình thức giáo dục đối với thanh niên cần phù hợp với tâm lý lứa tuổi ưa thích cái mới và sự sáng tạo; đề cao yếu tố tự giáo dục, tự rèn luyện của người thanh niên, đi đôi với sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của tổ chức; gắn kết giữa việc giáo dục lý tưởng cách mạng với bảo vệ, chăm lo bồi dưỡng và phát huy thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiệu quả nhất là thông qua giáo dục lịch sử, qua các gương điển hình tiên tiến và việc nêu gương tôn vinh người tốt, việc tốt.
Không ngừng tăng cường giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thế hệ trẻ; lấy giáo dục nhân cách, giáo dục làm người là chính. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bùng nổ thông tin mạnh mẽ như ngày nay, việc bồi dưỡng lý tưởng, tạo dựng bản lĩnh chính trị cho thanh niên chính là còn giúp họ biết chọn lựa, tiếp thu những tinh hoa văn hoá và nâng cao khả năng đề kháng trước các âm mưu phá hoại, chia rẽ, lôi kéo của các thế lực thù địch, các cám dỗ vật chất và các tệ nạn xã hội khác.
Tiếp tục cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống của Đoàn, trong lao động học tập, sinh hoạt của Đoàn viên thanh niên.
Đổi mới chương trình “ Rèn luyện đoàn viên” theo hướng phù hợp với tình hình mới và tính thực tiễn trong triển khai và nâng cao chất lượng đội ngũ đoàn viên, đoàn viên ưu tú về bản lĩnh chính trị, lý tưởng đạo đức cách mạng và lối sống văn hóa. Chú trọng nội dung giáo dục rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa. Chú trọng nội dung giáo dục rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống kỹ năng xã hội, khả năng đoàn kết hợp thanh niên.
Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên phải luôn được cập nhật, mang tính thiết thực hữu ích, gắn thực tiễn, không nên quá dàn trải nhiều vấn đề. Những kiến thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các giá trị nhân văn cần phải được chú trọng, đặt ở vị trí xứng đáng. Cần chú ý giáo dục toàn diện, trong đó giáo dục thanh niên thấm nhuần đạo đức cách mạng; nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa với đào tạo nghề nghiệp.
3.3. Giải pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức của thanh niên và xã hội trong việc nâng cao hiệu quả kết hợp giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội
Với vị trí, chức năng riêng của mình, mỗi môi trường (gia đình, nhà trường, các tổ chức thanh niên và xã hội) đều góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức thanh niên và xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp với tác động đa chiều, với nhiều sắc thái khác nhau để mỗi thành viên thanh niên học tập và rèn luyện đạo đức cho mình. Đây là một giải pháp có tính thực tiễn cao, và có thể nói là một nguyên tắc căn bản của giáo dục đạo đức xã hội.
* Đối với gia đình:
Gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của cộng đồng xã hội. Trên tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “…nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Tư tưởng đó của Người đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (Bổ sung, phát triển năm 2011): “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”.
Gia đình là cái nôi sinh thành, dưỡng dục, là trường học đầu tiên gây dựng nhân cách, đạo đức và nhận thức cho mỗi cá nhân. Gia đình còn là chỗ nương tựa khi khó khăn, là nguồn khích lệ khi thành công. Gia đình bồi đắp tình máu mủ ruột rà đến lòng nhân ái trong cộng đồng, cao hơn là tình yêu lý tưởng cao đẹp, tình yêu Tổ quốc. Gia đình còn là nơi gìn giữ và lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài chức năng sinh sản, bảo tồn, phát triển nòi giống thì chức năng giáo dục, hình thành nhân cách và chức năng xã hội của gia đình là những yếu tố quyết định giúp các thành viên tìm được chỗ đứng của mình trong cộng đồng xã hội. Thế mạnh của gia đình là ở sự gắn bó, quan tâm, chăm sóc đến từng thành viên, biết được mặt mạnh yếu của từng người - trên cơ sở của tình yêu thương, đùm bọc và trách nhiệm đối với nhau mà gia đình có thể tìm ra phương pháp hữu hiệu, thích hợp mang sức cảm hóa to lớn, tác động đến đối tượng giáo dục mà nhà trường và xã hội không thể có được. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ; mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu.
* Đối với nhà trường:
Vấn đề giáo dục đạo đức phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu đạo đức thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ. Nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, có nền nếp, kỷ cương, kỷ luật, là nơi trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản, chính thống , nơi giáo dục cho thanh niên lý tưởng sống, rèn luyện cho thanh niên những phẩm chất đạo đức cần thiết của công dân, tạo dựng cho họ những ước mơ hoài bão lớn lao, đồng thời cũng là cơ sở
để họ biến những ước mơ đó thành hiện thực. Do vậy, một môi trường giáo dục hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.
Giáo dục trong nhà trường là hoạt động có mục đích, mang tính chiến lược, với định hướng giá trị đạo đức, giá trị nhân cách tiến bộ, tôn trọng nhân phẩm, phát triển tài năng, rèn luyện ý chí, trau dồi đạo đức. Trong các thiết chế xã hội, nhà trường chính là nơi cung cấp một cách có hệ thống những quan điểm, những phạm trù về các môn học, trong đó có môn học đạo đức, trên cơ sở đó làm cho các em hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức.
Để công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường đạt hiệu quả cao, mỗi thầy giáo, cô giáo phải là những tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh, sinh viên noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một tấm gương sáng còn có giá trị hơn cả trăm lần bài diễn văn tuyên truyền”[24]. Muốn vậy đòi hỏi đội ngũ thầy cô giáo phải nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi kiến thức, tu dưỡng rèn luyện đạo đức. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin: “chính con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Bởi người thầy là “kỹ sư tâm hồn”, là người dẫn đường, chỉ lối và góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nhân cách cho học sinh, sinh viên. Tư cách của người thầy được thể hiện không chỉ trên lớp, ở trường mà còn cả trong những hoạt động hàng ngày.
* Đối với các tổ chức của thanh niên:
Các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên, là tổ chức góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng và giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đoàn thanh niên chính là hạt nhân chính trị tham gia vào việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống… cho thanh niên thông qua các hoạt động khác nhau.
Thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên luôn là một yêu cầu,