8. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Những vấn đề cấp thiết được đặt ra
Đánh giá tình hình kết hợp truyền thống và hiện đại trong đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội, đồng thời phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan cho thấy vấn đề đặt ra cho giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô như sau:
* Về nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại:
- Cần xây dựng nội dung giáo dục gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phương và cả nước.
- Trước hết, cần xây dựng và giáo dục những chuẩn mực, những nguyên tắc và định hướng giá trị phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng các chuẩn mực , nguyên tắc và định hướng giá trị đạo đức phải được nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc mang tầm chiến lược trong công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng thanh niên.
- Để giáo dục chuẩn mực, nguyên tắc và định hướng giá trị phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay gắn với mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, của cả nước và phù hợp với nhu cầu đạo đức thanh niên. Những chuẩn mực, nguyên tắc, giá trị đạo đức mới được xây dựng phải nhằm khuyến khích, động viên mọi tiềm năng sáng tạo của thanh niên cùng với nhu cầu, khát vọng, ước mơ và hoài bão của họ. Nó phải khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp như trung thực, tận tuỵ, bao dung, nhân ái,… nâng cao ý thức trách nhiệm của thanh niên trong các hoạt động của mình, khắc phục được những biểu hiện của sự “tha hoá”, lối sống thực dụng, cá nhân vị kỉ, lệ thuộc vào các thế lực đồng tiền, danh vọng, địa vị, quyền lực và các tiện nghi sinh hoạt vật chất; làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, và giữa con người với con người, bù đắp những “khoảng trống”, những “thiếu hụt” trong nhân cách thanh niên.
- Hình thành và rèn luyện theo những chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức đó, thanh niên mới có được “sức đề kháng” trước những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường như là “cơ chế phòng ngừa các phản giá trị về văn hoá”.
- Trong xây dựng chương trình nội dung giáo dục đạo đức phải kết hợp với giáo dục chính trị, tư tưởng và pháp luật, đặc biệt là giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Việc giáo dục đạo đức cho thanh niên phải kết hợp giữa truyền thống và hiện đại và phải phù hợp với điều kiện của thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của cả nước. Trong đó, trước hết, giáo dục đạo đức cho thanh niên là làm cho họ có ý thức trân trọng và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống. Đảng ta đã khẳng định: trong điều kiện thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc.
- Những giá trị đạo đức truyền thống như yêu nước, nhân ái, tình nghĩa, thuỷ chung, lao động cần cù,.. là những giá trị đạo đức góp phần tạo nên bản lĩnh, nhân cách thanh niên theo hướng nhân văn. Việc kế thứa và phát huy các giá trị truyền thống một mặt, chống thái độ hư vô chủ nghĩa, tránh nguy cơ đánh mất bản sắc, dễ tập nhiễm thói hư tật xấu, cảu con người nảy sinh trong xã hội, mặt khác, phải chống thái độ bảo thủ, đề cao một chiều những hình mẫu cũ đòi hỏi thanh niên phải khuôn theo.
- Cùng với những giá trị truyền thống, các phẩm chất cá nhân cần phải được coi trọng, và được đổi mới nội dung nâng lên theo yêu cầu đạo đức mới phù hợp với đất nước và thời đại. Đó là tính trung thực, sáng tạo, trách nhiệm cá nhân, tự chủ, độc lập giúp cho thanh niên khẳng định và phát triển trong điều kiện mới.
- Giáo dục đạo đức phải kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, khai thác và phát huy truyền thống, đồng thời đáp ứng yêu cầu hiện đại, giữ gìn bản sắc dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại góp phần làm phong phú hệ giá trị đạo đức và hoàn thiện nhân cách thanh niên.
- Những giá trị mới cùng với giá trị truyền thống sẽ là động lực thúc đẩy thanh niên hành động và nhờ vậy mà xã hội và từng con người trẻ tuổi có được bước phát triển mới.
* Về sử dụng hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại
- Có thể nói, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên ở thủ đô Hà Nội lâu nay cũng như giáo dục đạo đức cho thanh niên nói chung vẫn còn nhiều bất cập: nghèo nàn, đơn điệu về nội dung, sơ cứng về hình thức. Do đó, chất lượng giáo dục vẫn chỉ đạt hiệu quả thấp, không đủ sức hấp dẫn, thuyết phục thanh niên. Việc giáo dục đạo đức chủ yếu bằng cách giao giảng lý thuyết, gò ép bắt buộc mang tính mệnh lệnh cảu người trên với người dưới. Thanh niên buộc phải tuân theo và thực hiện vì lý do này hay lý do khác mà thiếu tính tích cực chủ động và tự giác. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vi phạm đạo đức, pháp luật thậm chí còn sa vào các tệ nạn xã hội trong thanh niên.
- Những phẩm chất đạo đức của con người phải rèn luyện và hình thành trong giai đoạn hiện nay, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII là: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu… có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩ, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, lao động chăm chỉ với lương tâm, nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất lao động chăm chỉ với lương tâm, nghề nghiệp, có kỹ thuật dáng tạo, năng suất lao động cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
- Những phẩm chất đạo đức của thanh niên không phải cái sẵn có, không hình thành một cách tự phát. Giáo dục đạo đức là con đường cơ bản để hình thành những phẩm chất ấy. Vì vậy, nó không thể thực hiện trong ngày một, ngày hai hay mang tính thời vụ. Đó là một quá trình hoạt động tích cực, chủ động vừa phải khắc
trình giáo dục, tự giáo dục và tự rèn luyện. Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển những yêu cầu xã hội thành những sự thôi thúc nội tâm bên trong của mỗi thanh niên, hình thành nên những tình cảm, cảm xúc mới tạo động lực để họ thực hiện hành vi đạo đức.
- Quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên và xây dựng môi trường lành mạnh đòi hỏi mọi người, mọi lực lượng xã hội phải quan tâm và nỗ lực trong hoạt động của mình, vừa tự rèn luyện bản thân, vừa truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm đoạ đức, vừa phải là tấm gương sáng về đạo đức cho thanh niên noi theo.
* Về hoạt động của các chủ thể giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại
- Giáo dục đạo đức đòi hỏi các lực lượng giáo dục, các chủ thể giáo dục phải nỗ lực trong việc kết hợp chặt chẽ giữa khoa học và nghệ thuật giáo dục, giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm nhằm hướng thanh niên tới các chuẩn mực đạo đức.
- Phải huy động và lôi cuốn thanh niên tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội, tư tưởng chính trị, tinh thần với các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng và sinh động qua đó mà giáo dục ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức. Đồng thời, phải xây dựng hệ thống chuẩn mực, nguyên tắc cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội và phong tục tập quán từng vùng, từng miền và từng đối tượng thanh niên.
- Cần có hệ thống giải pháp mang tính đồng bộ về kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo và các hoạt động văn hoá tinh thần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Những vẫn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức là cơ sở để xác định các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Hà Nội trong giai đoạn hiên nay.
- Trong hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cũng như trong các chương trình hoạt động của thanh niên, việc giáo dục đạo đức cũng mang tính hình thức, khiên cưỡng, thiếu nội dung cụ thể. Theo đó, giáo dục đạo đức và hiệu quả giáo dục đạo đức như là cái phái sinh, thứ cấp so với những chương trình khác.
- Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cần phải đổi mới và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, từ cấp lãnh đạo, quản lý, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và mỗi gia đình.
* Các quan điểm sai lầm cần phê phán trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại
- Việc giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại là một việc làm cực kỳ quan trọng và cấp bách, cần phải nhận được sự quan tâm đúng mức của tất cả các ban ngành, tổ chức có liên quan, gia đình và rộng hơn là toàn xã hội. Bởi lứa tuổi thanh niên, những chủ nhân tương lai của đất nước, hơn bao giờ hết, đã và đang giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình Việt Nam - Trung Quốc còn đang căng thẳng trong vấn đề về Biển Đông. Việc giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô cũng như vậy, bởi lẽ họ cũng là một bộ phận thanh niên đông đảo của đất nước, khi đất nước lâm nguy, rất cần tới sự trợ giúp của họ. Vậy nên, vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên nói chung, và thanh niên thủ đô Hà Nội nói riêng là một việc làm cần thiết và phải được tiến hành một cách có hệ thống, chiến lược lâu dài để đảm bảo được hiệu quả tác động cao nhất. Tuy nhiên, trong vấn đề này, vẫn còn tồn tại một số quan điểm sai lầm cần phê phán. Các quan điểm này xuất phát từ các ban ngành, tổ chức - là các chủ thể thực hiện giáo dục đạo đức cho thanh niên và chính bản thân người thanh niên. Dưới đây xin liệt kê một số quan điểm cần phê phán chủ yếu trong việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội:
- Việc xem nhẹ các giá trị đạo đức, coi thường giáo dục đạo đức, coi môn học đạo đức là môn phụ trong nhà trường, thậm chí đồng nhất với sinh hoạt, kiểm điểm của lớp, của đoàn. Các cấp lãnh đạo, quản lý dành sự quan tâm đến phát triển kinh tế, kế hoạch đầu tư,… mà coi việc giáo dục đạo đức là công việc riêng của gia đình, nhà trường và đoàn viên thanh niên.
- Trong gia đình, vấn đề giáo dục đạo đức cũng chưa được quan tâm đúng mức. Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Gia đình là một môi trường hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách của mỗi con người ngay từ khi còn rất nhỏ. Vì vậy, với tư cách là những người giáo dục thế hệ trẻ, các bậc cha mẹ phải là những người cần chủ động thay đổi chính mình. Để có thể cải thiện hiệu quả giáo dục đạo đức cho con cái, họ cần phải am hiểu những kiến thức về tâm lý trẻ, về phương pháp giáo dục. Điều khó hơn, cần thiết hơn nhưng cũng dễ thay đổi hơn là các bậc cha mẹ phải thể hiện được những hiểu biết, mong muốn giáo dục con một cách khoa học của họ trong hành động thực tế bằng cách điều chỉnh những giá trị đạo đức truyền thống vốn ăn sâu trong con người họ, nhưng không còn phù hợp; luôn kiểm soát những hành động của bản thân theo những chuẩn mực đạo đức mà họ đã truyền thụ cho các con. Có như vậy, cha mẹ mới có thể thật sự là những tấm gương sáng cho con cái họ. Nhưng, giáo dục gia đình chỉ có thể đạt được hiệu quả khi môi trường xã hội cùng có những tác động tích cực đồng hướng. Nói cách khác, cần phải triệt để thực hiện giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực, những cách ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội. Chỉ khi đó, nhờ giáo dục của gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể, qua những gì trực tiếp chứng kiến trong xã hội, các em mới có thể thật sự thẩm thấu những giá trị của các chuẩn mực đạo đức.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Do vậy, bên cạnh sự giáo dục đạo đức ở gia đình, việc giáo dục đạo đức ở nhà trường cũng rất quan trọng. do có một số giáo viên chỉ chú trọng dạy chữ mà chưa quan tâm đến việc dạy học sinh cách làm người. Một phần do thời lượng chương trình không cho phép. Một phần do nhận thức sai lệch của giáo viên khi cho rằng, giáo dục đạo đức học sinh sinh viên – thanh niên là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Giáo dục công dân mà quên rằng đây là trách nhiệm chung của tất cả các giáo viên đứng lớp. Thông qua các tiết dạy, giáo viên vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị kỹ năng sống và vừa giáo dục đạo đức trong họ.
- Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, nhà trường, để tầng lớp thanh niên – sinh viên thủ đô ngày càng hoàn thiện về đạo đức và nhân cách thì không thể thiếu sự quan tâm giáo dục của xã hội.
- Bản chất mỗi con người sinh ra là thánh thiện, là tốt. Nhưng do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận học sinh ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật ... Tất cả những suy nghĩa lệch lạc đó dần dần ảnh hưởng xấu đến động cơ, ước mơ hoài bảo vướn lên.
- Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó Giáo sư,Tiến sĩ Phạm Công Khanh - Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinh viên bộc lộ phong cách thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để đóng góp vào việc học tập trên lớp mà chỉ thích giảng viên cho nghe. Mặc dù trong các