Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42518 (Trang 52 - 55)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

Sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, tạo điều kiện của chính quyền, phối hợp và chung tay của các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục thanh thiếu nhi ở nhiều nơi chưa được chú trọng.

Trong năm qua, nền kinh tế nước ta tuy có những phát triển vượt bậc, đời sống đại bộ phận nhân dân dược cải thiện đáng kể, song nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự cạnh tranh khốc kiệt, do đó mối lo về kinh tế làm con người bất chấp thủ đoạn gây ra những tiêu cực trong xã hội và sự đi xuống của nhân cách. Lối sống thực dụng đang cản trở, thậm trí những giá trị văn hóa, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang dần bị sói mòn trong một bộ phận thanh niên. Điều đó đang đặt ra những vấn đề về giáo dục nhân cách cho thanh niên cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Chínhảnh hưởng của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường, quá trình mở cửa và hội nhập đã tác động không nhỏ đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

Sau hợp nhất, các cơ sở đoàn trực thuộc có sự không đồng đều về công tác cán bộ, điều kiện tổ chức hoạt động và chất lượng phong trào. Sự không đồng đều này dần dần cũng đã được khắc phục.

Giá trị xã hội có những thay đổi khi đất nước ta mở cửa giao lưu hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đồng nghĩa với việc các giá trị trong truyền thống đạo đức, lối sống của họ cũng du nhập vào nước ta. Bên cạnh việc tạo ra sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa thì những giá trị văn hóa ngoại lai cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, như sự xâm nhập và tuyên truyền cho lối sống thực dụng tư sản, trực tiếp phá hủy những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa, giá trị truyền thống của dân tộc, làm tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh niên.

- Nguyên nhân chủ quan:

Công tác tham mưu của Đoàn về công tác thanh niên ở nhiều đơn vị chưa chủ động, kịp thời và hiệu quả. Chưa có lý luận và giải pháp thuyết phục về một số

vấn đề do thực tế đặt ra, nhất là trong công tác xây dựng đoàn, đoàn kết tập hợp thanh niên.

Công tác nắm bắt nhu cầu nguyện vọng và tình hình dư luận xã hội trong thanh niên còn chậm nên chưa kịp thời có những thay đổi trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên để phù hợp với tình hình mới. Điều kiện để tiến hành giáo dục đạo đức, lối sống của đoàn đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa theo kịp sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của đất nước.

Tư duy của một bộ phận cán bộ đoàn trên một số lĩnh vực chậm đổi mới, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thanh niên; tác phong, lề lối công tác còn thiếu sâu sát, chưa gắn bó với thanh niên. Tổ chức Đoàn, Hội ở một số địa phương, cơ sở còn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên. Công tác chỉ đạo còn chưa thường xuyên, liên tục thiếu trọng tâm, trọng điểm. Nội dung, hình thức giáo dục còn đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn với thanh niên.

Việc cụ thể hóa các nghị quyết, chủ trương ở một số địa phương, đơn vị còn chậm; tổ chức thực hiện nghị quyết của các cấp bộ đoàn vẫn là khâu yếu.

Công tác tuyên truyền giáo dục của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên tuy đã đổi mới về nội dung, hình thức song còn những hạn chế nhất định đôi khi không còn phù hợp với giới trẻ giàu sự năng động luôn khát khao tìm kiếm những điều mới lạ. Đã từng có những nơi, những lúc chúng ta quá chú trọng đến phát triển kinh tế mà sao nhãng việc giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên, dẫn đến hậu quả là một bộ phận nhỏ thanh niên thiếu nhiệt huyết với sự nghiệp Cách mạng của Đảng, hoang mang, thiếu niềm tin với con đường đi lên CNXH của dân tộc.

Ngoài ra, do đời sống kinh tế khó khăn, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện lệch lạc, suy thoái về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, môi trường gia đình, nhà trường và xã hội xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp làm cản trở những nỗ lực của tổ chức Đoàn trong

nhất và phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên.

Ý thức chủ động, tích cực của thanh niên hiện nay trong việc rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách còn hạn chế. Thanh niên được chứng kiến sự nghiệp đổi mới nhanh chóng của đất nước và là những người được trực tiếp hưởng thụ những thành quả mà sự nghiệp ấy mang lại, do vậy, trong thanh niên dễ hình thành tư tưởng an phận, hưởng thụ mà quên mất nghĩa vụ, trách nhiệm cống hiến, phấn đấu của mình với quốc gia dân tộc.

* Bài học kinh nghiệm:

Một là, mọi hoạt động của Đoàn phải thiết thực, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên, hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp và phát triển tài năng; Phát huy mạnh mẽ tính tích cực chính trị – xã hội, tinh thần xung phong tình nguyện của thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên tự khẳng định và phát triển.

Hai là, coi trọng công tác cán bộ, đánh giá đạo đức và sử dụng đúng năng lực, trình độ cán bộ, từ đó tạo nguồn, bồi dưỡng, sử dụng và trưởng thành, tạo sự kế thừa trong công tác cán bộ là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc duy trì và phát triển công tác Đoàn Thanh niên Thành phố.

Ba là,trong công tác chỉ đạo phải sáng tạo, nhạy bén, bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Thành phố, đồng thời tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền; tích cực khai thác nguồn lực của xã hội phục vụ cho công tác Đoàn và phong trào TTN Thủ đô.

Bốn là, hoạt động phong trào có sự đầu tư chiều sâu, hướng về cơ sở, có sự lựa chọn mũi nhọn, sáng tạo trong triển khai, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, các vấn đề bức xúc của Thành phố; cấp thành phố cần tập trung đầu tư khảo sát, nghiên cứu tổng kết thực tiễn; đầu tư cho việc xây dựng mô hình; đổi mới phương pháp công tác chỉ đạo.

Năm là, tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; coi trọng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của Đoàn; thường xuyên

đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, coi trọng tính hấp dẫn, thiết thực, hiệu quả trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42518 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)