1. Tiếp đón, giao tiếp với bệnh nhân
Khi bệnh nhân đến mua thuốc nhân viên chào hỏi khách.
- Đo thân nhiệt,yêu cầu bệnh nhân khai báo y tế, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m khi vào nhà thuốc
- Thực hiện phòng chống dịch 5K của Bộ Y Tế
Với tâm lý người đến mua thuốc là người mang bệnh từ đơn giản đến nặng, thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy bệnh nhân rất khó tính, để cảm thông cho nỗi đau của người bệnh chủ nhà thuốc và nhân viên luôn có sự thông cảm, chia sẻ bằng thái độ niềm nở ân cần và tôn trọng bệnh nhân.
Đưa ra cho bệnh nhân một số sự lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc.
Dược sĩ Phụ trách chuyên môn xác định rõ trường hợp nào cần có sự tư vấn của
người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn thuốc. Trường hợp nào cần phải có sự chuẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng hoặc khi chưa cần thiết phải dùng thuốc nhà thuốc giải thích cho người mua hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng của bệnh.
Tùy vào khả năng kinh tế của người bệnh mà Nhà thuốc cần tư vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh với mức giá khả thi.
2. Hoạt động tư vấn tại nhà thuốc
*Sao đơn thuốc của bệnh nhân
BỘ Y TẾ
BỆNH VIÊN BẠCH MAI Tái khám PTTK-T1 nhà Q
ĐƠN TƯ VẤN
Họ và tên: LÊ VĂN HUỆ Tuổi: 60 Giới tính: Nam Họ tên bố/mẹ/người giám hộ (nếu người bệnh dưới 72 tháng tuổi): CMND/ Căn cước công dân:
Chuẩn đoán : Suy tim phải độ II do hở nhiều van 3 lá, rung nhĩ cơn, mỡ máu.
ST
T Tên thuốc /hàm lượng ĐVT Số lượng
1 Bisoprolol fumanat 2.5 (Concor) – Uống
Sáng 1 viên viên 30
2 Các Acid amin + các vitamin (Hightamine ) – UốngSáng 1 viên , chiều 1 viên viên 60
3 Fenofibrat 200 mg ( Fenotad 200) – UốngTối 1 viên. viên 30
4 Magnesi aspartat + Kali aspartat 140mg + 158mg(Panagin) Sáng 1 viên , chiều 1 viên
viên 50
5 Spironolacton 25mg ( Verospiron) – UốngSáng 1 viên, chiều 1 viên viên 60
Lời dặn: TD dấu hiệu xuất huyết dưới da và niêm mạc.
Ngày 25 tháng 10 năm 2021 BÁC SĨ
(Ghi rõ họ tên)
Bệnh nhân đi khám lần sau xin mang theo đơn này!
Hết thuốc hoặc bất thường khám lại ngay Ths.Bs. Phan Thị Lan Anh
Tình huống tư vấn:
Sau khi xem xét đơn thuốc của bệnh nhân ta có thể thấy có thuốc Concor 2.5 mg và thuốc Fenotad 200 mg có liều lượng sử dụng trong ngày là 1 viên giống nhau nhưng thời điểm uống thuốc lại khác nhau.
Bệnh nhân có hỏi tư vấn: “ Công việc của tôi bận rộn lại hay quên tôi sử dụng hai viên này cùng 1 lúc được không ? ”.
Dược sĩ tư vấn: Mặc dù hai loại thuốc có cùng liều lượng sử dụng trong ngày nhưng bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng đúng thời điểm đã quy định do cơ
chế, tác dụng của hai thuốc hoàn toàn khác nhau. Như vậy thuốc mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Bán thuốc theo đơn
Hoạt động bán thuốc theo đơn tại nhà thuốc có sự tham gia của người có trình độ chuyên môn và dược sĩ phụ trách DSDH Dương Văn Hồng là người trực tiếp bán thuốc theo đơn.
* Các bước thực hiện:
- Tiếp đón và chào hỏi khách hàng.
- Kiểm tra tính pháp lý của đơn thuốc: Đơn thuốc hợp lệ là đơn thuốc theo đúng mẫu đã quy định tại thông tư số 52 /2017/TT-BYT.
+ Đơn thuốc không hợp lệ: thông báo cho người mua hỏi lại người kê đơn tránh trường hợp sai sót, nhầm lẫn, sai quy chế kê đơn. Sau đó dược sĩ chủ cơ sở lưu lại thông tin vào sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ.
- Kiểm tra tên thuốc trong đơn và thuốc trong quầy. Trong trường hợp tên thuốc trong đơn và thuốc trên quầy cùng hoạt chất khác biệt dược thì chủ nhà thuốc thay thế thuốc khác nếu khách đồng ý, sau đó ghi tên biệt dược vào đơn.
- Lấy thuốc theo đơn:
+ Lấy thuốc theo đơn đã kê hoặc thuốc khách hàng đã chọn (sau khi được dược sĩ phụ trách chuyên môn tư vấn).
+ Trường hợp thuốc phải cắt rời: Trước khi cắt thuốc hướng dẫn cho khách hàng xem hạn dùng của thuốc, cắt thuốc cho khách để lại phần có hạn dùng tại cơ sở, sau đó ghi lại nhãn ra lẻ thuốc ghi rõ thông tin tên thuốc, nồng độ hàm lượng, hạn sử dụng cho vào túi ra lẻ cho khách.
- Chuẩn bị hàng: Ghi rõ thông tin về thuốc như tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng cách dung thuốc, thời điểm uống thuốc, chế độ sinh hoạt.
- Tính tiền, thu tiền.
- Cảm ơn khách hàng.
- Lưu các thông tin vào sổ bán thuốc theo đơn.
4. Quy trình bán thuốc không kê đơn
- Tiếp đón chào hỏi khách hàng.
- Tìm hiểu thông tin về việc sử dụng thuốc của khách hàng:
+ Trường hợp khách hỏi mua 1 loại thuốc cụ thể: Tìm hiểu khách mua thuốc dùng để chữa bệnh gì, đối tượng dùng thuốc (tuổi tác, giới tính, sức khỏe…), đã sử dụng thuốc bao giờ chưa. Xác định việc dùng thuốc của bệnh nhân có đúng bệnh cần điều trị hay không. Nếu đúng thì tiếp tục tư vấn cho bệnh nhân, nếu không đúng thuốc thì thay thế thuốc cho bệnh nhân và giải thích cụ thể tại sao lại thay thế thuốc.
+ Trường hợp khách hỏi và cần tư vấn điều trị một số bệnh thông thường: Tìm hiểu về bệnh nhân cần điều trị là ai ( giới tính, tuổi tác) biểu hiện, triệu chứng, thời gian chế độ sinh hoạt. Bệnh nhân có đang mắc bệnh mãn tính gì không, có đang dùng thuốc gì.
- Đưa ra lời khuyên cụ thể:
+ Với các triệu chứng nặng khuyên bệnh nhân đi khám chuyên khoa phù hợp. + Với triệu chứng nhẹ khuyên bệnh sử dụng các phương pháp dân gian.
+ Trao đổi và đưa ra lời khuyên về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp với bệnh cụ thể.
+ Cung cấp thông tin về các loại thuốc để khách hàng lựa chọn.
- Lấy thuốc và hướng dẫn: Lấy thuốc mà khách hàng đã chọn cho vào bao bì đối với các thuốc không còn bao bì trực tiếp, ghi rõ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng. Hướng dẫn cách sử dụng, giải thích về tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn chỉ định chống chỉ định của thuốc. Dặn khách hàng đến ngay cơ sở y tế nếu gặp các tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Tính tiền, thu tiền.
- Giao thuốc cho khách kèm theo hướng dẫn bằng lời. - Cảm ơn khách hàng.
5. Niêm yết giá tại nhà thuốc
Nhà thuốc đã thực hiện đúng việc niêm yết giá theo quy định tại chương III thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người do Bộ Y Tế - Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, điều 10 trong chương III có quy định về việc niêm yết giá tại cơ sở bán lẻ thuốc cụ thể như sau:
Các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ theo từng loại thuốc bằng cách in hoặc ghi hoặc dán nhãn giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc, đảm bảo không che khuất nội dung của nhãn gốc và không được bán giá cao hơn giá niêm yết.
Cơ sở bán lẻ thực hiện niêm yết giá 100 % các loai thuốc.