1. Niêm yết giá
Việc niêm yết giá đảm bảo 100 %. Nhà thuốc dán giá lên từng sản phẩm - bao bì chứa đựng thuốc, bao bì ngoài của thuốc - để cho người tiêu dùng lựa chọn, và không bán cao hơn giá niêm yết.
2. Các giấy tờ liên quan
Đầy đủ theo quy định (Chứng chỉ hành nghề dược của dược sĩ phụ trách chuyên môn, giấy GPP, Giấy đủ điều kiện kinh doanh thuốc, Giấy đăng ký kinh doanh):
- Chứng chỉ hành nghề Dược số 02182/CCHND-SYT-HNO do Sở y tế Hà Nội cấp cho DSĐH Dương Văn Hồng ngày 22/5/2018
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số: 01A-8001819 do Phòng tài chính – kế hoạch UBND huyện Ứng Hòa cấp ngày 14/12/2018
- Giấy chứng nhận đủ diều kiện kinh doanh Dược số 03-1146/ĐKKDD-HNO/CL do giám đốc sở y tế Hà Nội cấp ngày 12/7/2021
- Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sơ bán lẻ thuốc GPP số 1146/2/GPP do giám đốc sở y tế Hà Nội cấp ngày 12/7/2021
- Giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược do Trường Đại học Đại Nam cấp ngày 04/04/2019.
3. Đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc
- Chủ nhà thuốc tham gia đào tạo một năm 1 lần.
- Dược sĩ bán hàng hỗ trợ: Dược sĩ phụ trách chuyên môn tiến hành đào tạo 2 tuần/lần về kiến thức dược lý, bảo quản, sắp xếp thuốc kèm hướng dẫn việc tư vấn, bán thuốc trong các trường hợp cụ thể cho dược sĩ giúp việc Nhà thuốc.
4. Marketing của các hãng thuốc Nhà thuốc
- Chủ yếu dựa vào đội ngũ trình dược viên thường xuyên đến nhà thuốc giới thiệu các sản phẩm với đầy đủ các thông tin về thuốc và giá cả.
- Một số hãng thuốc lớn như Traphaco, Dược Hậu Giang, Sanofi, Mega, Pfizer…tổ chức maketting theo nhiều hình thức như dán Poster (được phép của cục quản lý dược trong lĩnh vực quảng cáo), trưng bày, chương trình nhà thuốc vàng theo quý/ tháng/ năm.
+ Có nhiều chính sách về phương thức thanh toán như trả trước, trả sau, thanh toán gối đầu, ưu tiên các khách hàng mua với số lượng lớn sẽ được giá ưu đãi. + In tờ rơi giới thiệu công ty, thuốc của công ty có bán tới nhà thuốc thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh của công ty dược.
+ Chiết khấu % doanh số quý như công ty dược phẩm Eco, Traphaco, Á Âu… + Chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng: Tặng quà cho khách hàng VIP, lâu năm, doanh số lớn…vào các dịp ngày lễ, Tết…
Phần III. KẾT LUẬN
Thời gian thực tập tại một Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP giúp Em hiểu vai trò của thực hành tốt Nhà thuốc là thực hành Dược đáp ứng nhu cầu của người bệnh, qua đó Dược sỹ có thể cung cấp cho người bệnh những dịch vụ và chăm sóc tốt nhất. Nhà thuốc thực hành tốt là nhà thuốc không nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh của riêng mình luôn đưa khách hàng lên hàng đầu. Để lấy được niềm tin của khách hàng nhà thuốc luôn luôn quan tâm đến các yếu tố như giá cả, thái độ, trình độ chuyên môn, tư vấn nhiệt tình chuyên sâu có vậy khách hàng mới tin tưởng đặt niềm tin vào nhà thuốc.
Sau thời gian thực tập em đã học hỏi kinh nghiệm về kinh doanh dược nói chung cũng như hoạt động kinh doanh tại nhà thuốc, thu nhận được nhiều điều bổ ích nhằm củng cố thêm kiến thức chuyên môn học được ở trường. Điều này đã giúp em đi sâu hơn vào thực tế để làm hành trang cho em làm tốt hơn công việc, đồng thời biết vận dụng kiến thức tùy vào từng tình huống, đặc điểm bệnh mình gặp phải để có thể tư vấn thuốc mang lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân. Với sự cố gắng của bản thân song thời gian thực tập có hạn nên vấn đề phân tích còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô tham gia góp ý để báo cáo của em hoàn thiện hơn.
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ NƠI THỰC TẬP ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………