Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty cp khai thác khoáng sản thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 39)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là các bệnh đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái

sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Theo Smith (1995) [26], Taylor (1995) [27]: tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5 %, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1 %,lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Theo Urban và cs (1983) [28], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp.

Theo Smith và cs (1995) [26], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao: streptomycin 0,25g, penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + vitamin C.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Đàn lợn nuôi tại trại Công ty CP KTKS Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: trại chăn nuôi lợn của công ty CP KTKS Thiên Thuận Tường, tổ 2, khu 1, Phường Cửa Ông, Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.

- Thời gian: từ 19/11/2019 đến 25/5/2020.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn của Công ty CP KTKS Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh

- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại.

- Áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại.

- Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị bệnh cho đàn lợn Móng Cái.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Lịch tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn nái tại trại.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Ngoài quá trình tìm hiểu thông tin, lấy số liệu từ phòng kế toán của trại, em còn trực tiếp hỏi các anh quản lý và kỹ sư về thông tin của trại để đánh giá tình hình chăn nuôi trong thời gian thực tập.

3.4.2.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn tại cơ sở:

Quy trình chăm sóc được áp dụng theo đúng quy trình của công ty Cổ phần KTKS Thiên Thuận Tường như sau:

* Quy trình chăm sóc nái mang thai:

+ Cho ăn 2 lần/ngày vào 7h và 14h (riêng mùa hè thời gian cho ăn sẽ điều chỉnh là 6h30 và 17h). Trại sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên B06S cho nái mang thai của công ty Hòa Phát.

+ Quét dọn chuồng trại, đảm bảo chuồng luôn sạch sẽ.

+ Kiểm tra máng ăn, núm uống, quạt, giàn mát đảm bảo mọi thiết bị luôn hoạt động tốt. Xịt rửa máng ăn hàng ngày, không để cám rơi vãi, ẩm mốc.

+ Điều chỉnh thức ăn theo giai đoạn mang thai và theo thể trạng. Mùa đông tăng lượng thức ăn thêm 0,2 – 0,3 kg/con/ngày.

+ Trước ngày đẻ dự kiến 1 tuần, tắm sạch nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng, sau đó chuyển sang chuồng đẻ.

+ Giai đoạn mang thai rất cần môi trường sống yên tĩnh, tránh stress, hạn chế sự di chuyển trong thời gian 1 tháng đầu tiên và 30 ngày cuối cùng của thai kỳ, khi di chuyển phải nhẹ nhàng cẩn trọng.

- Thụ tinh nhân tạo:

+ Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và

khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất đã được xác định (sau 24 – 29 giờ). + Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: dẫn tinh quản, panh, bông thấm nước muối sinh lý.

+ Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 – 100 ml) và số

lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 – 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng). Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.

+ Bước 4: Vệ sinh lợn nái: Vệ sinh cơ quan sinh dục cái bằng bông thấm nước muối sinh lý sau đó lau khô bằng khăn sạch.

+ Bước 5: Dẫn tinh gồm các khâu sau:

Kích thích lợn nái bằng cách cưỡi lên lưng, vuốt hai bên hông, xoa núm vú trong 5 phút.

Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn.

Đưa dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim đồng hồ khi kịch thì rút ra 2 cm, lắp vào đầu dẫn tinh quản, xoáy nắp lọ tinh để cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo lọ tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và để lưu lại trong 5 phút.

Rút nhẹ dẫn tinh quản xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.

+ Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau khi dẫn tinh được 18 – 24 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó.

* Quy trình chăm sóc nái đẻ

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng nái đẻ trước ngày đẻ dự kiến từ 7 – 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng nái đẻ, lợn phải được tắm sạch bằng nước pha thuốc sát trùng loãng, chuồng phải được dọn dẹp, rửa sạch sẽ và sát trùng.

- Chăm sóc lợn nái: trước khi đẻ 5 – 7 ngày, cơ sở luôn chú trọng ngay từ khâu chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện sau:

+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. + Tắm sát trùng cho lợn nái.

+ Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.

+ Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng ở mức 280C ở ngày đẻ thứ nhất, 270C ở ngày đẻ thứ 2, 260C ở ngày đẻ thứ 3 và 250C ở ngày đẻ thứ 4 trở đi.

+ Thường xuyên quan sát để nhận biết lợn nái trước khi sinh 3 ngày qua các biểu hiện: Bầu vú căng, có tiết vài giọt sữa. Đối với nái tơ thường sinh sau 2 – 3 giờ tiết sữa. Ngoài ra nái còn tăng nhịp thở, thải phân lắt nhắt.

- Khẩu phần ăn:

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn thức ăn hỗn hợp B07S, giảm dần 0,5 kg/con/ngày. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 – 1 kg/con/ngày đến ngày thứ 6. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên.

- Thao tác đỡ đẻ:

+ Chuẩn bị: lồng úm, bóng điện úm cho lợn con; dụng cụ đỡ đẻ như vải màn hoặc vải mềm khô, sạch, cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ buộc. Bóng úm được bật trước khi lợn đẻ để sưởi ấm ổ úm cho lợn con.

+ Sau khi lợn mẹ đẻ, một tay cầm chắc lợn con, vuốt hết dịch, màng bọc và nhớt ở các lỗ tự nhiền, phần thân và chân lợn. Dùng khăn bằng vải mềm lau khô người lợn.

+ Cắt dây rốn: thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod.

+ Cho lợn con vào ổ úm nhiệt độ từ 33 – 350C.

+ Trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú. Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch bầu vú lợn mẹ.

Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn mẹ diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

- Kỹ thuật can thiệp khi lợn đẻ khó: + Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ. Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.

Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục. Lợn mẹ kiệt sức, thở nhanh, yếu ớt.

+ Cách can thiệp lợn đẻ khó:

Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

- Dùng thuốc: Lợn mẹ đẻ xong tiêm

+ Amoxi-tav L.A: liều lượng 1 ml/20 kgTT/ngày, tiêm bắp, điều trị 3 ngày liên tục.

+ Calmaphos: liều trung bình 5 - 20 ml/10 kgTT, tiêm bắp, điều trị 3 ngày liên tục.

+ Oxytocin: liều lượng 2 ml/con, tiêm bắp hoặc dưới da, ngày 2 lần, điều trị 2 ngày liên tục.

+ Trường hợp lợn nái sốt, tiêm Hanalgin-C, liều lượng 1 ml/10 kgTT, tiêm bắp.

* Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ

Bảng 3.1. Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ

Ngày/tuần tuổi Điều trị

1 ngày - Mài nanh, cắt đuôi, sát trùng rốn. - Cho uống Viaquino 25, liều 1 ml/con. 3 ngày

- Tiêm sắt (Previron), liều 2 ml/con.

- Nhỏ cầu trùng (Nova-coc 5%), liều 1 ml/con. - Thiến, bấm tai.

4 – 5 ngày Tập ăn

7 ngày Tiêm vắc-xin Suyễn + Glasser mũi 1 2 tuần Tiêm vắc-xin Tai xanh

3 tuần Tiêm vắc-xin Suyễn + Glasser mũi 2

4 tuần Tiêm vắc-xin Circo

22 – 28 ngày Cai sữa - Một số thao tác kĩ thuật:

+ Mài nanh:

Sử dụng máy mài nanh. Thao tác: Bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).

+ Cắt đuôi:

Sử dụng kìm cắt đuôi. Cắt ở vị trí cách gốc đuôi 3 cm. Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đuôi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod.

+ Bấm số tai:

Sử dụng kìm bấm tai. Thao tác bắt lợn con để bấm tai tương tự với cách bắt để mài nanh. Số tai được bấm theo tuần tuổi. Sát trùng bằng cồn iod tại vị trí bấm.

+ Thiến lợn đực:

Lợn đực được thiến từ 3 – 8 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con).

Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi-lanh và thuốc kháng sinh.

Thao tác: Người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, phần bụng hướng ra ngoài. Một tay nặn, để dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn, kéo đứt dịch hoàn, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến.

- Tập ăn cho lợn con:

Lắp máng tập ăn khi lợn con được 3 – 5 ngày tuổi, sau đó cho một ít thức ăn để lợn con làm quen dần. Sau khi lợn con ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên. Trại sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên B01 của công ty Hòa Phát. Đồng thời, hàng ngày phát hiện và điều trị lợn con mắc hội chứng tiêu chảy và các bệnh khác.

- Cai sữa:

Tiến hành cai sữa đối với những đàn lợn con từ 21 ngày tuổi có khối lượng 5,5 – 7 kg, không mắc bệnh và có sức khỏe tốt.

* Quy trình chăm sóc lợn Móng Cái:

- Với lợn nái chửa:

+ Cho ăn 2 lần/ngày vào 7h và 14h (mùa hè điều chỉnh vào 6h30 và 17h). Điều chỉnh thức ăn theo giai đoạn và theo thời tiết, kiểm tra nước uống.

+ Quan sát lợn nái mang thai có các biểu hiện sắp đẻ để kịp thời chuyển qua ô đẻ.

- Với lợn nái đẻ:

+ Giảm khẩu phần ăn trước đẻ 3 ngày xuống còn 2 kg/con/ngày. Ngày đẻ không cho ăn, cho lợn nái uống nước tự do.

+ Quét dọn ô chuồng sạch sẽ, đặt ván gỗ, lắp bóng úm và khâu vách ngăn giữa các ô chuồng.

+ Thao tác đỡ đẻ và hộ lý chăm sóc như đối với lợn nái ngoại. - Với lợn con theo mẹ:

+ Đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi, tránh đọng nước tiểu, phân của lợn nái làm lợn con tiêu chảy.

+ Các thao tác kỹ thuật ngoại khoa thực hiện như đối với lợn nuôi thương phẩm.

- Lợn con sau cai sữa:

+ Cho ăn nhiều bữa trong ngày, uống nước tự do. Thay máng tắm, dọn phân, thay nước sạch sẽ, tránh để lợn nhiễm lạnh gây tiêu chảy, suyễn lợn.

+ Trộn thuốc: lợn 9 – 10 tuần tuổi và lợn thịt trộn định kì 1 tháng 1 lần trong vòng 5 ngày. Thuốc được sử dụng: amox bột, men tiêu hóa, giải độc gan, B-complex, Tiamulin 10%, Han-broxin, Hanflor 10%, Han-doxy 20%.

3.4.2.3. Vệ sinh phòng bệnh

* Vệ sinh hàng ngày:

Để ngăn ngừa, khống chế dịch bệnh cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi, trong thời gian thực tập và làm việc tại trại em đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại, cụ thể như sau:

- Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đi qua hố sát trùng.

- Vệ sinh máng ăn, máng tắm sạch sẽ. - Hàng ngày tiến hành xịt gầm, xả rãnh.

- 2 ngày tiến hành phun thuốc sát trùng 1 lần, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa chuồng.

- Mọi công nhân trong trại và khách tới thăm đều phải qua hệ thống sát trùng, thay quần áo, đeo khẩu trang, ủng chuyên dụng trước khi vào chuồng.

- Cuối buổi làm trước khi ra khỏi chuồng thu dọn, sắp xếp dụng cụ, quét lối đi giữa các chuồng.

* Lịch sát trùng: Bảng 3.2. Lịch sát trùng của trại Thứ Trong chuồng Ngoài Chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng Dự án Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi Rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty cp khai thác khoáng sản thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)