4.2.1.1. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020, em trực tiếp tham gia nuôi dưỡng lợn nái mang thai, lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn lai trực tiếp chăm sóc từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020 Tháng Lợn nái mang thai
(con)
Lợn nái nuôi con (con) Lợn con (con) 12 211 0 0 1 213 0 0 2 151 18 209 3 0 37 439 Tổng 575 55 648
Bảng 4.2. cho thấy: số lượng lợn em trực tiếp chăm sóc trong 4 tháng đầu thực tập: lợn nái mang thai là 575 con, lợn nái nuôi con là 55 con, lợn con theo mẹ là 648 con. Em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn cho thật tốt.
Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc là công tác vô cùng quan trọng. Trong thời gian thực tập em đã thực hiện công việc nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc lợn
STT Công việc Số lượng
(lần)
Kết quả thực hiện được (lần)
Tỷ lệ (%)
1 Cho lợn ăn hàng ngày 262 262 100
2 Tắm chải cho lợn nái 25 25 100
Trong quy trình chăn nuôi, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn. Chính vì vậy cần cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo từng giai đoạn của lợn, nhất là đối với lợn nái. Lợn nái mang thai thì cho ăn ngày 2 bữa (đầu giờ sáng và đầu giờ chiều), lợn nái nuôi con cho ăn ngày 3 bữa (em cho ăn đầu giờ sáng, đầu giờ chiều và cô trực đêm sẽ cho ăn lúc 21 giờ). Kết quả trong thời gian thực tập, em đã thực hiện cho lợn ăn 262 lần (đạt 100%), ngoài ra em còn tắm chải cho lợn nái 25 lần, đạt 100% nhiệm vụ được giao.
Trong đợt thực tập, em đã có thời gian hơn 1 tháng chăm sóc lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ trên chuồng đẻ, ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng em đã theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. Kết quả thể hiện trong bảng 4.4. sau đây.
Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại Tháng Số con đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó, phải can thiệp
Tỷ lệ (%)
2/2020 18 17 94,44 1 5,56
3/2020 37 35 94,59 2 5,41
Tổng 55 52 94,52 3 5,49
Bảng 4.4. cho thấy: số lượng lợn nái đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp. Cụ thể, tháng 02 có 1 con đẻ khó, chiếm 5,56% số con đẻ, tháng 3 có 2 con đẻ khó cần can thiệp, chiếm 5,41% số con đẻ. Nguyên nhân dẫn đến việc đẻ khó là có 1 nái đẻ lứa đầu và 2 nái do ăn quá nhiều nên bào thai quá to phải can thiệp.
Dưới sự hướng dẫn của anh kỹ sư trại, em tiến hành thao tác can thiệp đẻ khó: sát trùng tay sạch sẽ bằng cồn iod, bôi gel bôi trơn, cho tay vào trong xoay lợn con lại tư thế “thuận ngôi” sau đó cẩn thận, nhẹ nhàng lôi lợn con ra ngoài.
4.2.1.2. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc đàn lợn Móng Cái:
Trong 2 tháng cuối của đợt thực tập, em đã thực hiện các biện pháp chăm sóc đàn lợn Móng Cái tại chuồng dự án bảo tồn giống gốc Quốc gia. Số lượng lợn em trực tiếp chăm sóc được thể hiện tại bảng 4.5. sau đây:
Bảng 4.5. Kết quả số lượng lợn Móng Cái trực tiếp chăm sóc TT Loại lợn Tháng 4/2020 Tháng 5/2020
1 Lợn đực giống 5 5
2 Lợn nái mang thai 84 81
3 Lợn nái nuôi con 9 10
4 Lợn con theo mẹ 82 95
5 Lợn con cai sữa 65 79
6 Lợn thịt 146 130
Bảng 4.5. cho thấy: số lượng lợn Móng Cái em trực tiếp chăm sóc trong tháng 4/2020 là 391 con, tháng 5/2020 là 400 con. Trong đó bao gồm các đàn lợn nái mang thai, lợn nái nuôi con, lợn con theo mẹ, lợn con cai sữa cũng như lợn thịt. Từ đó, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức và rèn luyện thêm các thao tác kỹ thuật để chăm sóc đàn lợn một cách tốt nhất.
Trong thời gian làm việc tại chuồng dự án, em đã chăm sóc đàn lợn Móng Cái với một số công việc , kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng 4.6. sau đây:
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện chăm sóc lợn Móng Cái
STT Công việc Số lượng
(lần)
Kết quả thực hiện được (lần)
Tỷ lệ (%)
1 Cho lợn ăn hàng ngày 110 110 100
2 Thay máng nước 55 55 100
3 Tắm cho lợn 50 50 100
4 Trộn thuốc 10 10 100
Kết quả trong 2 tháng cuối thực tập, em đã cho đàn lợn ăn 110 lần, đạt 100%, thay nước máng tắm 55 lần, đạt 100%. Do thời tiết nắng nóng nên hàng ngày cần tắm cho đàn lợn nái mang thai, em đã thực hiện 50 lần, đạt kết quả 100%. Định kỳ trộn thuốc 1 lần 1 tháng trong 5 ngày liên tục, em đã thực hiện 10 lần, đạt kết quả 100%.